Cách xử lý khi bị bỏng, ai cũng nên trang bị kỹ năng này

14:14, Thứ sáu 20/04/2018

( PHUNUTODAY ) - Khi bị bỏng, việc sơ cứu kịp thời và đúng cách là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho tình trạng vết thương không bị nặng hơn, giúp ích cho quá trình điều trị phía sau. Dưới đây là một vài cách xử lý vết bỏng bạn cần phải biết.

 1. Nguyên nhân gây bỏng

Đây là một trong những tai nạn rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, gây ra tình trạng này có thể là do cac nguyên nhân sau:

- Bỏng do nhiệt khô (bàn là, bô xe mát, hỏa hoạn, nổ bình gas,...), bỏng do nhiệt ướt (nước sôi, hơi nóng,...)

- Bỏng do điện sinh hoạt hoặc điện công nghiệp.

- Bỏng do một số loại hóa chất thường có trong công nghiệp

- Bỏng do tia bức xạ: như mặt trời, tia laser, hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia phóng xạ,...

2. Sơ cứu khi bị bỏng

Khi bị bỏng rất cần được sơ cứu nhanh chóng để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trước tiên cần phải nhận biết được nguyên nhân gây bỏng để sơ cứu đúng cách nhất:

- Với tình trạng bỏng nước sôi hoặc bỏng do lửa cháy: Ngâm vùng da bị bỏng vào nguồn nước nguội và sạch, cử để trong khoảng 15 - 20 phút. Cách này sẽ giúp cho viết bỏng được dịu bớt, tránh tình trạng sưng, và bỏng sâu vào bên trong, cũng làm cho vết bỏng được sạch hơn.

cach-xu-ly-khi-bi-bong

 Sau đó bôi thuốc trị bỏng và dùng gạc hoặc vải sạch băng bết bỏng lại.

Nếu chỉ là vết bỏng nhẹ, vùng bỏng không lớn thì có thể chăm sóc và bôi thuốc tại nhà, nếu vết bỏng nặng cần sơ cứu và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế.

- Với bỏng hóa chất: 

Ngay lập tức cởi bỏ quần áo bị dính hóa chất, dùng gang tay bảo vệ để làm việc này chứ tuyệt đối không được dùng tay trần.

Nhanh chóng rửa vết thương bằng càng nhiều nước càng tốt, nếu không rửa sạch sẽ khiến cho các tế bào quanh vùng bị bỏng dần hoại tử hoàn toàn, gây ra hậu quả không thể lường.

Nếu bỏng là do axit thì rửa vết bỏng bằng dung dịch Natri biacabonat 10 - 20%, nước xà phòng, nước vôi, nước bột phấn viết, xà phòng đánh răng,...

Nếu vết bỏng do kiềm gây ra thì dùng các dung dịch hóa học hoặc nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.

Nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách nhất.

- Bỏng điện:

Khi bị bỏng do điện giật hoặc sét đánh thường là vết thương rất nặng, nạn nhân có thể bị ngừng tim, vì vậy khi sơ cứu, cần phải xử lý tình trạng ngừng tim bằng cách ấn tim và hô hấp nhân tạo trước khi xử lí vết bỏng.

Trước khi tiến hành sơ cứu phải ngắt nguồn điện ra khỏi người nạn nhân sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc