Tâm sự về cuộc hôn nhân và sự nguội lạnh trong vấn đề chăn gối của mình, chị Hiền (Đống Đa, Hà Nội) chỉ cười buồn “Từ khi mình mang bầu cu Bi đến nay, cũng hơn hơn 3 năm rồi mà số lần hai vợ chồng “đụng chạm” nhau rất ít. Ngày có bầu, mình nghén nặng, ăn gì là nôn ra hết. Cứ gần chồng là mình sợ. Rồi vì con cái mình kiêng quan hệ. Tưởng sau sinh vợ chồng sẽ mặn nồng trở lại nhưng…” chị dừng lại hồi lâu, trên mặt đôi mắt đã ngân ngấn nước. Chị kể tiếp: “Mình đã làm đủ mọi cách để “dụ dỗ” “khơi gợi” chồng mà anh cứ thờ ơ lạnh nhạt. Có khi, anh quay sang “làm qua quýt” cho hết trách nhiệm rồi lăn ra ngủ để mặc mình đau đớn ê chề.
“Rồi, nối tiếp những tháng ngày mệt mỏi với con cái, với công việc, với gia đình, lại nhu cầu sinh lý không được giải quyết mình thấy ức chế, muốn hét lên, muốn chạy trốn, muốn bứt ra mà không thể nào làm nổi. Sau đó mình trở nên lầm lũi, không muốn nói chuyện với ai. Thế rồi mình phải điều trị chứng trầm cảm một thời gian khá dài” – chị Hiền tâm sự.
Ảnh minh họa
Không giống chị Hiền, chị Xuân ở Hoàng Mai, Hà Nội lại bị chồng “bỏ đói” theo một cách khác. Đêm tân hôn, anh đã rượu chè quá chén mà ngủ say như chết. Rồi những ngày sau đó, không hiểu vì lý do gì, anh luôn từ chối chị với những lí do đưa ra hết sức ấu trĩ như sợ chị mệt mỏi, sợ chị tỉnh giấc… nên cũng không hề “động chạm, à ơi vợ”.
Sau đó, anh bị luân chuyển công tác xa nhà.. vài tháng mới về được 1-2 ngày. Mỗi lần anh về, chị lại bày những “party nhỏ” chờ sẵn chồng với hy vọng 2 vợ chồng sẽ có một đêm mặn nồng, không ngờ kết quả không như chị mong muốn. Cứ mỗi lần chị chủ động âu yếm, vuốt ve thì chồng lại lộ chứng “chưa đi đến chợ đã hết sạch tiền”. Thấy vậy, chị động viên anh đi khám, để chữa bệnh thì anh chỉ tảng lờ, rồi “im như thóc đổ bồ" khiến chị Hiền vô cùng chán nản. Chị bảo, chị thấy mình giống như những bà cô không chồng, nên hôn nhân trở nên nhạt nhẽo.
Chồng yêu việc hơn yêu vợ
Cùng chung cảnh bị chồng bỏ đói, nhưng trường hợp của chị Bình ở Hoàn Kiếm, Hà Nội lại đặc biệt hơn cả. Cuộc sống vợ chồng của chị nhìn từ ngoài ai cũng thấy rất hoàn hảo. Nhà cao cửa rộng, chồng giỏi giang, kiếm tiền như nước còn chị thì xinh đẹp, đảm đang và tháo vát. Chỉ có điều, “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Chồng chị Bình mắc bệnh đam mê công việc hơn vợ.
Cứ về đến nhà là anh ôm lấy cái máy tính rồi mải miết với nó không rời. Mặc kệ vợ muốn làm gì thì làm. Vợ bê cơm lên tận miệng, anh chỉ việc ăn xong là lại “nhấc cái mông từ bàn ăn lên cái bàn máy tính, rồi vùi đầu vào đó” theo lời của chị kể.
Nhiều lần như vậy chị sinh ra chán nản. Ăn uống, dọn dẹp, giặt giũ, tắm rửa cho con xong chị cũng leo lên giường nằm xem ti vi hoặc ôm điện thoại bấm bấm đọc đọc một chút rồi đi ngủ. Bỏ mặc anh chồng 2-3 giờ sáng mới mò lên giường và ngủ say như chết…
Nhiều lúc buồn, chị chỉ thở dài: “Đã lâu tôi không còn được thấy những cử chỉ âu yếm, những cái ôm hôn thật chặt hay những cái động chạm của chồng nữa. Tôi cũng không còn nhớ lần “gần gũi” gần đây nhất là bao giờ nữa. Không chừng cũng đến vài ba tháng rồi thì phải? Cuộc sống thế này nó thật vô vị làm sao!”
Và những lời giãi bày của người chồng
Sau bao nhiêu nỗ lực động viên chồng đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để cứu vãn hôn nhân, anh Tiến, chồng chị Hiền, mới giãi bày “Ngày vợ có bầu, cô ấy nghén nên tôi kiêng cho cô ấy. Lâu lâu tôi “muốn” lắm, quay sang cô ấy, chỉ muốn cô ấy vuốt ve âu yếm tôi một chút thôi cũng là sự an ủi nhưng mà cô ấy đâu có chịu. Cứ đẩy tôi ra, kêu sợ ảnh hưởng đến con, kêu mệt mỏi, kêu sợ mùi của tôi…Lâu dần, tôi cũng không hiểu vì sao tôi không còn “cảm hứng” khi nằm cạnh vợ nữa. Có lẽ, do tôi bị cấm đoán quá lâu chăng?”.
Còn chồng chị Xuân do yếu sinh lý mà mất tự ti, mỗi lần gần vợ anh đều cảm thấy lo lắng “Tôi sợ tôi không làm vợ mình được sung sướng, không làm tròn trách nhiệm của một người đàn ông. Đi chữa ư? Việc này mà lộ ra thì tôi còn mặt mũi nào của một người đàn ông? Mỗi lần về thăm nhà, tôi biết nó là khoảng thời gian rất ngắn ngủi và đáng quý nhưng tôi cố tình vùi đầu vào các bữa tiệc tùng gặp gỡ để tránh “gặp” vợ”. Chính bởi những điều đó mà lâu dần anh đã sinh bệnh lý rất khó chữa trị.
Trường hợp cuối cùng là của anh Trường (chồng chị Bình), anh giải thích lý do “bỏ đói” vợ lâu ngày là vì lí do công việc bận bịu, áp lực kinh tế gia đình. “Tôi biết, vợ tôi khổ tâm lắm nhưng biết phải làm sao. Còn trẻ mà không chịu làm ăn kinh tế thì về già con cái sẽ không được hưởng những gì tốt đẹp từ ba mẹ chúng. Làm suốt ngày, suốt đêm mệt lừ rồi, quay ra thì vợ đã ngon giấc rồi. Vậy thử hỏi tôi còn thiết gì chuyện kia nữa” – anh Trường tâm sự.