Đau nhức cơ bắp, chuột rút
Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu thiếu canxi, sẽ có hiện tượng đau nhức bắp chân bàn chân và thường xuyên bị tê tay chân hoặc bị chuột rút. Lúc này cả mẹ và em bé trong bụng đều thiếu canxi rồi đó.
Móng tay dễ gãy
Khi đột nhiên móng tay dễ gãy, mẹ bầu đừng chủ quan mà hãy nghĩ rằng đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang thiếu hụt canxi. Canxi là vi chất cần thiết giúp móng tay chắc khỏe, mà nếu móng tay “bệnh” rồi thì hãy nghĩ đến việc canxi cung cấp cho cơ thể đã đủ hay chưa nha mẹ.
Tê tay chân
Là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là từ tháng thứ 5-6 cho đến hết thai kỳ. Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu. Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cẩn trọng vì đây chính là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị thiếu canxi.
Đau lưng
Thai kỳ càng lớn, sức nặng của thai nhi khiến mẹ bầu có cảm giác rất đau lưng, nhiều lúc phải gồng lên để đỡ bụng bầu. Đau lưng là hiện tượng mà mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy quá đau, cần phải đến ngay bệnh viện để khám, tránh tình trạng thiếu canxi hoặc liên quan đến các bệnh về thận như có sỏi, viêm, ứ nước.
Đau răng
Mẹ bầu thiếu canxi sẽ gặp một số vấn đề về răng như răng không còn chắc khỏe như trước nữa bởi thành phần chính cấu tạo nên răng chính là canxi. Hãy nghĩ đến nguy cơ thiếu canxi nếu mẹ bầu thấy răng thường xuyên lung lay v à đau, ê buốt.
Cơ thể mệt mỏi
Nhiều mẹ nghĩ, khi bầu bì thì cơ thể mệt mỏi là điều tất nhiên, do đó bỏ qua nghi vấn cơ thể đang thiếu canxi. Thực ra, mẹ bầu thiếu canxi sẽ có hiện tượng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và h thường xuyên có cảm giác lo âu.
Co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm
Nếu bà bầu bị cơ giật trên cơ mặt, các ngón cơ tay chụm lại giống như “bàn tay người đỡ đẻ”thì cần tới ngay bệnh viện để khám vì đó là triệu chứng hạ canxi huyết quá mức.
Răng vàng, dễ lung lay, móng tay và tóc dễ gãy – rụng
Đây cũng là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết cơ thể đang thiếu hụt lượng canxi cần thiết, do đó, thai nhi phải “hút” lượng canxi dữ trự của mẹ gây ra các biểu hiện trên.
Bà bầu bổ sung canxi thế nào?
Canxi vốn có nhiều trong các loại thực phẩm thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của đa số bà bầu như: sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, sữa đậu nành, phô mai…), hải sản (tôm, cua, ốc, sò, cá hồi, cá mòi…), rau xanh (bông cải xanh, củ cải..) đậu phụ, đậu khô… Tuy vậy, để hấp thụ lượng canxi tối đa có thể, bà bầu nên ghi nhớ những lưu ý sau:
– Không bổ sung canxi cùng lúc với đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê, muối, chất béo, một số loại thực phẩm có chứa acid phytic như bột chưa lên men hay một số loại rau (măng, đậu nành, hành)… vì các loại thực phẩm này làm cản trở sự hấp thụ hoặc đào thải canxi ra khỏi cơ thể.
– Nếu bổ sung canxi dạng viên uống được tinh chế, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác loại thuốc phù hợp cũng như liều lượng.
– Trong cùng một thời điểm, cơ thể chỉ có thể hấp thụ tối đa 500 mg canxi. Vì vậy, nếu cần uống bổ sung một lượng lớn canxi, bà bầu nên uống nhiều lần trong ngày để cơ thể có thể hấp thụ tốt hơn.
– Có nhiều dạng canxi bổ sung, nhưng phổ biến nhất là hai loại: canxi citrate và canxi carbonate. Tuy có hàm lượng canxi cao hơn nhưng canxi carbonate lại khó hấp thu hơn. Vì vậy, khi uống bổ sung canxi carbonate, bà bầu nên uống trong bữa ăn để các axit dạ dày giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.
– Ngoài bổ sung canxi cho cơ thể, bà bầu cũng nên kết hợp tắm sớm hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, bơ… để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.