Cây Lưỡi Hổ hút tiền cực tốt: Tại sao nhiều người lại đưa vào 'danh sách đen'? Hóa ra vì 3 lý do

11:15, Thứ ba 23/04/2024

( PHUNUTODAY ) - Lưỡi hổ là loại cây phong thủy tốt, vậy tại sao nhiều người lại đưa giống cây này vào 'danh sách đen'?

Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp, được phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Lá cây mọng nước, thân mềm, thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Có tới hơn 70 loài lưỡi hổ khác nhau, nhưng phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.

Về mặt phong thủy, cây lưỡi hổ được cho là xua đuổi tà mà và vận khí xấu, mang lại những điều may mắn và tài lộc cho cả gia đình. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Mặc dù có những ý nghĩa phong thủy tốt lành thế nhưng lưỡi hổ lại có 3 lý do khiến nhiều người liệt chúng vào 'danh sách đen', cụ thể như sau:

Cây dễ bị thối

Khi chăm sóc cây lưỡi hổ, bạn cần chú ý tới việc tưới nước cho cây. Nếu bạn tưới quá nhiều, cây rất dễ bị thối nhũn đặc biệt ở gốc rễ cây và cuống lá.

Ngược lại nếu bạn quên tưới để thiếu nước, lá cây sẽ bị nhăn nheo, mềm oặt trông rất xấu.

Lá dễ bị cháy viền, vàng úa

Một số người cho biết sau khi trồng lưỡi hổ 1 thời gian, lá không căng mọng mà bị đổ vàng, viền nhạt màu thấy rõ, nguyên nhân chính là cây bị thiếu ánh sáng.

Dù lưỡi hổ có thể trồng trong nhà, nhưng nhà bạn vẫn còn có ánh sáng chiếu rọi. Nếu nhà đóng cửa im ỉm, quá tối sẽ khiến cây rất khó để phát triển, và sẽ ngày càng nhược đi.

Tuy nhiên, nếu bạn mang cây để ở chỗ nắng rọi cả ngày thì lá cây sẽ bị mất nước dẫn tới cháy lá. Vì thế vị trí thích hợp là ở gần cửa sổ, vừa có ánh nắng vừa không bị chiếu rọi cả ngày, đừng đặt cây quá gần tivi hay các thiết bị điện tỏa nhiệt khác.

nên đặt cây lưỡi hổ ở đâu?

nên đặt cây lưỡi hổ ở đâu?

Cây ít ra hoa

Ai cũng biết rằng cây lưỡi hổ ra hoa là điềm báo tốt đẹp về tài lộc. Nhưng thực tế loài cây này lại hiếm ra hoa và cần thời gian cũng như phải chăm sóc đúng cách cây mới ra hoa được.

Chưa kể, khi cây ra hoa lại tiêu tốn nhiều dinh dưỡng, khiến lá héo đi và mỏng, dễ gãy, làm ảnh hưởng tới giá trị của cây cảnh.

Cách trồng và chăm sóc cây

Cách trồng cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ từ cây con

Khi bạn thay chậu cây, bạn hãy tách những cây con ra và trồng vào một chậu nhỏ khác. Loại bỏ bỏ hết phần đất cũ và cắt bỏ những phần rễ khô, hư hỏng. Trồng cây con vào chậu, lấp đất và ấn chặt để cố định cây, tưới nước và chăm sóc cây như bình thường.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom lá

Chọn lá xanh và đẹp, cắt ngang sát gốc lá, chia thành từng khúc 5cm và để lá tự lành sẹo. Chôn các khúc lá xuống chậu sao cho đất lấp 1/2 lá, xịt nước để tạo độ ẩm cho cây phát triển. Để chậu ở nơi có nắng nhẹ và thoáng mát.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ nhàng, không quá gắt. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C, Không cần tưới nước thường xuyên cho cây lưỡi hổ, chỉ tưới cho đất đủ ẩm. Nếu muốn cây phát triển tốt thì trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bạn cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali cho cây.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo