Rau gia vị "lên đời" thành cây cảnh phong thủy
Đây chính là rau húng quế. Loại rau này thường xuất hiện làm rau thơm, rau gia vị trong các món ăn và chúng được bán rất phổ biến ở các chợ Việt Nam. Hầu hết các tạp hóa bán rau đều có loại rau này. Húng quế có tinh dầu thơm đặc trưng. Húng quế phát triển tốt, trồng quanh năm và dễ trồng trong chậu, trồng tại bậu cửa, ban công.
Những năm gần đây húng quế được xem là cây cảnh phong thủy bởi chúng có hương thơm giúp thanh tẩy không gian sống. Hơn nữa húng quế có những cụm lá mọc hướng lên trên mang ý nghĩa biểu trưng thu hút tài lộc và phát triển giàu có. Trong quan niệm tâm linh, húng quế là loại cây có tính dương nên giúp gia chủ gặp may mắn, phát tài.
Trồng cây rau húng quế trong nhà mang ý nghĩa gì?
Rau húng quế là dạng cây gia vị có tinh dầu thơm và được xem là cây thiêng trong một số nền văn hóa. Ví như ở Ấn Độ, cây húng quế là cây trồng của các vị thần.
Phong thủy cho rằng húng quế là loại cây biểu thị cho sự giàu có và phát triển. Hương thơm của húng quế giúp xua đuổi tà khí ma quỷ.
Cây rau húng quế có hương thơm còn giúp thanh lọc không khí, thanh tẩy nhà cửa giúp ngôi nhà tăng cường dương khí. Ngửi hương thơm của húng quế giúp người ta cảm thấy được thư giãn tốt hơn, tăng thêm vận may, xua đuổi tà khí xú uế. Chính vì thế trồng húng quế mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Trong đời sống, cây húng quế ngoài làm rau gia vị thì có nhiều vai trò như hỗ trợ cải thiện nâng cao sức khỏe, làm trà thơm, đuổi ruồi muỗi.
Vị trí nên trồng cây húng quế
Theo phong thủy cây húng quế nên trồng ở vị trí hướng Bắc, Đông, hoặc Đông Bắc là tốt nhất để thu hút tài lộc giàu có. Trồng cây húng quế rất dễ. Bạn có thể mua hạt giống và gieo hạt hoặc ngắt cành để giâm cành. Cây húng có thể trồng ở ban công, cửa sổ, khu nhà bếp có ánh sáng để triệt tiêu năng lượng tiêu cực xú uế và mang năng lượng tích cực vào nhà, giúp thu hút tài lộc.
Trồng cây húng quế không cần chăm bón nhiều, không cần yêu cầu đất cầu kỳ. Người trồng chỉ cần đảm bảo tránh nắng gắt để lá không bị xoăn. Trong giai đoạn mới giâm cành húng quế thì chỉ cần đảm bảo độ ẩm, chuột hay kiến hại cây. Bạn có thể tưới cho cây bằng nước gạo nhưng tránh tưới lên lá. Húng quế không nên để nơi nắng gắt sẽ bị cháy lá. Khi cây húng quế phát triển nên hái vào sáng hoặc chiều muộn không hái buổi trưa. Khi húng quế được hái ngọn thì chúng càng mọc thêm nhiều nhánh mới.
Trồng cây húng quế gia đình thêm khỏe
Cây húng quế ngoài làm gia vị thì còn là cây thuốc có nhiều công dụng:
Hỗ trợ ngừa ung thư: Trong tinh dầu húng quế có thành phần có thể hỗ trợ giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Bởi thế người ta tin rằng dùng húng quế tốt cho bệnh nhân ung thư.
Giải tỏa stress: Hương thơm của húng quế đặc biệt giúp làm dịu thần kinh, giảm đau nhức. Nghiên cứu thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol - hormon gây stress trong cơ thể. Bởi thế hãy nhai một vài cọng húng quế hoặc vò nát để tinh dầu của chúng giúp bạn thư giãn.
Trị đau đầu: Tinh dầu trong húng quế giúp làm dịu tình trạng đau do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra nên bạn có thể dùng húng quế pha trà uống hoặc ăn trực tiếp.
Giúp đẹp da: Lá rau húng quế giúp thanh lọc giải độc, lưu thông máu tốt hơn. Bạn có thể dùng nước húng quế rửa mặt, đắp trị mụn
Giúp trị ho: Húng quế sát khuẩn tốt nên uống, ngậm, súc miệng nước húng quế rất tốt cho người bị viêm nướu, người bị ho, viêm họng. Húng quế còn có thể làm dịu tình trạng sung huyết vì chúng có chứa những hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu của mình.
Giúp giảm viêm nướu họng trắng răng: Dùng cọng húng quế giã lấy nước ngậm súc miệng giúp giảm viêm nướu và giúp răng trắng hơn
Giúp tiêu hóa, chống táo bón: Khi trướng bụng đầy hơi hãy nhai vài ngọn húng quế sẽ giúp bạn thấy giải tỏa dễ dàng hơn.
Xua đuổi côn trùng: hương thơm của húng quế giúp xua đuổi ruồi muỗi kiến gián. Thế nên bạn có thể trồng chậu húng quế ở cửa sổ và nhà bếp để xua đuổi côn trùng. Bạn cũng có thể bóp lá húng quế xoa xát lên da để tránh muỗi.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm