)- Ông còn làu bầu kiểu rất khó nghe: “Chăm mày cả năm mà mày mừng tuổi ông có 100k thôi à? Chả bằng tiền mấy lần ông cho mày đi uống bia ké với ông. Thôi, cầm lấy đi, ông chả thèm. Lấy rồi chả được bao nhiêu lại mang tiếng ra. Con với cháu, bất hiếu quá!”.
Năm mới, dù chẳng muốn nhắc lại chuyện cũ. Nhưng thấy trường hợp nhà chị N, mình lại nhớ tới chuyện nhà mình quá.
Cả nhà ạ! Từ ngày cưới nhau đến nay đã 4 năm, vợ chồng mình vẫn ở cùng bố mẹ chồng. Cả nhà mình chỉ có 2 vợ chồng mình, bố mẹ chồng, con trai 4 tuổi của mình và em trai chồng. Dù hàng ngày bố mẹ cũng khá lắm điều, hay để ý vặt vãnh chuyện của các con, song nói chung gia đình mình rất hạnh phúc.
Thấy con trai năm nay đã lớn và mình muốn con hiểu hơn về tục mừng tuổi đầu năm nên có nhét vào phong bao 100k mới cóng và bảo con chạy ra mừng tuổi ông bà nội. |
Bố mẹ chồng mình bán hàng tạp hóa nên kinh tế vẫn chủ động được. Ông bà có khi còn nhiều tiền hơn vợ chồng mình đi làm hàng tháng. Chả thế mà bà toàn dụ con dâu: Mày đi làm cả năm, chả bằng mẹ kiếm mấy tháng Tết. Ở nhà bán hàng phụ mẹ đi. Song mình có công việc của mình, dù lương chỉ đủ chi tiêu hàng tháng song mình vẫn thích đi làm.
Hàng tháng, vợ chồng mình vẫn đóng tiền ăn và tiền chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình. Thế nên mọi chuyện về kinh tế vẫn rất thoải mái. Mỗi dịp tết nhất, ngoài gửi tiền ăn, tiền tiêu Tết riêng, năm nào mình cũng chuẩn bị từ 500 – 1 triệu để mừng tuổi bố mẹ 2 bên. Tiền mừng tuổi này tùy theo kinh tế mỗi năm của vợ chồng mình.
Như Tết này, sáng mùng 1 Tết sau khi cơm nước xong, vợ chồng mình cũng mừng tuổi ông bà mỗi phong bao 500K. Thấy con trai năm nay đã lớn và mình muốn con hiểu hơn về tục mừng tuổi đầu năm nên có nhét vào phong bao 100k mới cóng và bảo con chạy ra mừng tuổi ông bà nội.
Bà nội thì vui vẻ cầm, còn ông nội sau khi cầm phong bao của cháu nội xong, giở số tiền ra xem luôn. Sau đó ông cười nhạt và nằng nặc đòi trả lại cháu. Ban đầu, mình tưởng ông nội cháu đùa. Nào ngờ ông làm vậy thật luôn.
Ông còn làu bầu kiểu rất khó nghe: “Chăm mày cả năm mà mày mừng tuổi ông có 100k thôi à? Chả bằng tiền mấy lần ông cho mày đi uống bia ké với ông. Thôi, cầm lấy đi, ông chả thèm. Lấy rồi chả được bao nhiêu lại mang tiếng ra. Con với cháu, bất hiếu quá!”.
Thế rồi, ông cứ nhét bằng được phong bao lì xì vào cháu nội. Cháu nội chẳng hiểu mô tê gì cứ ngoay ngoảy không cầm và bắt ông phải lấy. Thấy vậy, mẹ mình bảo: “Ông buồn cười thật, cháu mở hàng thì ông cứ cầm. Lộc trẻ đầu năm”. Song ông nhất định không là không và vứt trả phong bao trên bàn uống nước ở phòng khách.
Chứng kiến cảnh này, mình là con dâu mà chẳng dám nói lời nào dù rằng trong lòng muốn giãi bày tất cả mọi ý nghĩ để bố chồng hiểu. Nhưng phần vì dâu con, phần vì năm mới, mình không muốn nhà to tiếng.
Còn chồng mình cũng ngồi đó thì chẳng nói chẳng rằng, đưa tay với phong bao lì xì nhét luôn vào túi. Trước khi nhét vào túi, anh còn nói nhấm nhẳng: “Ông nội chê lì xì của cháu thì thôi vậy. Nhà cháu nghèo nên ông nội chê là phải”.
Chứng kiến cảnh này, mình là con dâu mà chẳng dám nói lời nào dù rằng trong lòng muốn giãi bày tất cả mọi ý nghĩ để bố chồng hiểu. Nhưng phần vì dâu con, phần vì năm mới, mình không muốn nhà to tiếng. |
Cứ thế, ngay từ đầu năm, chỉ vì chuyện ông nội từ chối lì xì của cháu vì cho rằng chẳng bõ với công ông chăm nom suốt cả năm mà không khí gia đình mình nặng nề. Dù đã gạt bỏ hết những suy nghĩ không hay nhưng nói thật mình có ấn tượng cực kỳ xấu. May mà con còn nhỏ chưa hiểu hết chuyện này chứ mai này con lớn mà khi cháu mừng tuổi, ông vẫn cứ hám tiền như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cháu.
Đúng là cây mỗi hoa nhà mỗi cảnh. Chỉ mong 10 năm mới Tết 1 lần cho đỡ lắm chuyện và ong đầu các mẹ nhỉ?