Hiện nay, trái cây là một trong những mặt hàng chứa nhiều chất độc hại, gây hoang mang lo ngại cho người tiêu dùng.
Việc sử dụng chất bảo quản, thuốc trừ sâu, các hóa chất kích thích chín ép… ở các loại quả hiện nay đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Rất khó để bạn có thể dễ dàng phát hiện đâu là trái cây sạch hay trái cây chứa nhiều hóa chất.
Xoài
Nhiều người thường sử dụng vôi để đắp lên quả xoài còn xanh, khiến cho vỏ xoài căng mịn, màu vàng bắt mắt nhưng ăn không thấy vị xoài. Xoài cũng là loại trái cây thường xuyên bị sử dụng chất bảo quản, khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị mắc một số bệnh như ngộ độc, trụy tim mạch, suy hô hấp…
Bạn không nên chọn những quả xoài có màu vàng nhưng lại lấm tấm đen ở cuống. Những quả xoài có vỏ màu xanh nhưng bên trong lại chín vàng, vị nhạt nhẽo thì đó thường là xoài tẩm nhiều hóa chất độc hại.
Lựu Trung Quốc tẩm hóa chất gây vô sinh
Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần.
Carbendazim và tebuconazole là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.
Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Hai năm nghiên cứu thử nghiệm qua chuột đã cho thấy nó có thể gây gia tăng các khối u gan. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan.
Ngoài ra, nó còn gây dị tật bẩm sinh, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl thông qua nghề nghiệp của mình trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.
Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu chứa chất gây ung thư với đánh giá thuộc loại C.
Nho
Nho là một trong những loại quả dễ bị hóa chất nhất do vỏ mỏng và dễ bị dập thối. Vì vậy, các loại hóa chất sẽ khiến cho quả nho “cứng cáp” hơn với thời gian. Một quả nho cũng có khả năng dương tính với 15 loại hóa chất khác nhau.
Dưa leo
Dưa leo luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để cho quả suông mượt. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu ăn dưa leo không rửa kĩ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.