Quá cứng cỏi dễ dẫn đến nóng nảy
Trong việc giao tiếp nếu càng cứng nhắc thì càng dễ gãy. Chỉ có âm nhu mới có thể tung hoành khắp thiên hạ.
Những người luôn không dễ khuất phục thì họ thường dễ dàng sa vào tranh cãi với người khác. Chỉ trao đôi vài ba câu đã xảy ra mâu thuẫn. Kiểu người như này dễ có kẻ thù khắp mọi nơi.
Một người quá cứng nhắc, bề ngoài thì kiên định đến cùng, nhưng thực chất lại là chống cự đến cùng. Tới lúc già thì phải nương cậy người khác, do đó mà phục tùng một chút chính là điều nên làm. Lúc này họ không chỉ thấy sự thay đổi về tuổi tác mà tính tình cũng phải cân nhắc để mềm mỏng, nói chuyện hay đi lại cũng phải nhẹ nhàng.
Trong cơ thể người cao tuổi ẩn chứa các mầm bệnh, nếu thường xuyên phản ứng cáu gắt dễ phát sinh ra bệnh.
Dù cứng rắn đến đâu thì cũng không thể có sức mạnh bằng giọt nước. Nước nhỏ giọt cũng có thể khiến đá mòn. Thế nên cổ nhân khuyên con người nên học cách điềm tĩnh.
Cầu danh lợi sẽ bị xã hội tẩy chay
Khi rời khỏi nơi làm việc thì người khôn ngoan sẽ luôn để danh dự và tước vị ở đó. Người mang theo cấp bậc và danh vị đến những nơi không phù hợp thì họ không thể có cách hòa nhập với cộng động và thích nghi với cuộc sống mới.
Người coi trọng danh lợi, vui thú tiêu khiển quên đi tất cả, như vậy sẽ mang đến những hung hiểm.
Cách hay nhất để người già tránh tai họa là từ bỏ tâm danh. Bởi chúng vốn là thứ không quan trọng.
Quá nhàn rỗi là phung phí cuộc đời
Những người nếu cả ngày không có việc gì làm mà mắc thói quen nghiện chơi bời thì chắc chắn là càng xảy ra chuyện. Kiểu người lười biếng thì chỉ thấy bồn chồn, lo lắng. Những người chăm chỉ lao động thường có cuộc sống lạnh mạnh hơn. Hãy nhớ lao động là vinh quanh, mọi bệnh tật hay thói hư tật xấu đều sinh ra từ việc lười lao động, chỉ thích hưởng thụ.
Cũng có một số người cao tuổi sinh hoạt thất thường. Họ thức đêm xem truyền hình, sau đó ngủ đến gần bữa trưa ngày hôm sau mới bước ra khỏi giường. Vì không có việc làm nên họ không còn tâm đến giờ giấc. Nhiều người có lương hưu, gia cảnh khá giả thì họ chọn cách đi du lịch. Họ nghĩ rằng, bản thân có đủ tài chính và sức khỏe để gánh chịu mọi thứ. Một người già suy nghĩ như vậy chính là cắt đứt lối thoát của mình.
Khi một người không còn ước thúc đạo đức và không có chí hướng, họ sẽ bị xã hội ghét bỏ, và đây chính là lý do người trẻ không tôn trọng người lớn tuổi.
Người già thì cũng chính là những con người đang sống, sức khỏe và phúc đức là điều mà bản thân họ nhất định phải trân trọng.
Hãy giữ thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc để đảm bảo sức khỏe.
Sống lâu mà không tạp phúc, con cái khó hiếu thuận
Người xưa nói giàu thì nhiều việc, sống lâu thì ô nhục. Nhiều người cho rằng chỉ cần có tiền thì sống lâu sẽ sung sướng? Liệu cosdudsng không?
Thời xưa mức sống kém, nếu người già mắc bệnh và không chữa trị được thì họ nhất định sẽ đau khổ. Hiện tại thì khác, miễn là có tiền thì sẽ có người chăm sóc họ.
Nhưng thực tế thì khi người già đến độ tuổi nhất định và mắc một số bệnh tật, họ chỉ có thể được mô tả là ''thấp thỏm hơi thở cuối cùng''. Người già không nên vướng bận tuổi thọ mà nên giữ gìn chất lượng của cuộc sống.