Đối tượng dễ bị mắc bệnh cúm nhất là trẻ em thế nhưng rất nhiều bậc phụ huynh thường tỏ ra lơ là, họ cho rằng chỉ cần uống thuốc kháng sinh là có thể tiêu diệt được cúm. Thế nhưng hầu hết đều không thể ngờ được rất nhiều biến chứng cực nguy hiểm mà bệnh cúm gây ra. Đặc biệt là đối với trẻ con, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, trẻ có thể tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Điều này đã xảy ra với một trường hợp cụ thể đó là Puthiraskmey Sopheak (4 tuổi).
Cô bé từ Campuchia đến định cư ở Boston, Massachusetts (Mỹ) từ năm ngoái. Em rất thích chơi trống, từ bé đã có đam mê được đánh trống. Vào một ngày nọ, người cha của bé là anh Paak cảm thấy con gái mình có nhiều điểm bất thường, đặc biệt là dị ứng, sốt cao. Vào ngày 19 tháng 2, cô bé còn ho ra máu. Anh Paak lo sợ nên lập tức đưa con đến bệnh viện đa khoa Lowell, ngoại ô thành phố Boston để kiểm tra. Tại đây, anh chỉ nhận được một đơn thuốc giảm đau đơn giản sau nhiều giờ bé nằm viện.
Thế nhưng, sau khi trở về nhà, cô bé vẫn rơi vào trạng thái ngủ li bì. Đến ngày 23 tháng 2 thì cô bé đột nhiên lịm đi. Theo lời kể của người cha, anh đã cố liên hệ với cấp cứu để hy vọng cứu đứa con tội nghiệp nhưng do quá chậm trễ, cô bé đã tử vong.
Đại diện bệnh viện Lowell nói: "Chúng tôi dành sự cảm thông và chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình về sự mất mát bi thảm của con gái họ. Quy tắc quyền riêng tư của bệnh nhân cấm chúng tôi bình luận thêm bất cứ điều gì".
Được biết, sau khi khám nghiệm, các cơ quan y tế đã đưa ra kết luận về cái chết của cô bé là vì. Trước đó, không rõ Puthiraskmey đã được tiêm phòng cúm hay không, nhưng những ca tử vong bất thường ở trẻ em đã xảy ra - ngay cả trong thời điểm này ở Massachusetts.
Là bậc làm cha làm mẹ, chúng ta nhất định không được coi thường bất kỳ một dấu hiệu nào kỳ lạ ở con cái, đặc biệt là các loại virus cúm.
Hầu hết các loại virus cúm lây lan qua các giọt nước nhỏ li ti trong không khí xuất phát từ dịch mũi, miệng khi ho, hắt hơi, va chạm, tiếp xúc với những người bị bệnh. Có thể do gián tiếp hoặc trực tiếp, trẻ sẽ bị lây lan. Loại virus này khiến chất nhầy không thể bài tiết, làm tích tụ vi khuẩn, khiến trẻ trở nên yếu dần. Nếu diễn biến nhanh chóng mà không được chú ý, trẻ rất dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm, có thể tử vong.
Có loại vắc xin với 3 thành phần và 4 thành phần đều có thể giúp trẻ phòng ngừa cúm B. Các nhà khoa học thường sẽ nghiên cứu và dự đoán trước mỗi mùa cúm những chủng nào có khả năng phát triển phổ biến nhất trong mùa sắp tới, sau đó tạo ra vắc xin phù hợp để phòng ngừa.
Một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi con mắc bệnh cúm như sau:
- Tránh để con tiếp xúc với người đang nhiễm cúm.
- Cho con trẻ đeo khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người.
- Hạ sốt kết hợp với lau mát bằng nước ấm khi cần thiết.
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước, đặc biệt là những loại nước giàu vitamin C.
- Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa chủ động với bệnh cúm.
- Nếu thấy trẻ có biểu hiện nặng bỏ ăn uống, quấy khóc nhiều, sốt cao liên tục không hạ thì cần cho trẻ đến ngay bệnh viện.
- Cha mẹ thường xuyên giúp con hoặc nhắc nhở con rửa sạch tay bằng xà phòng.
- Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ.