Chia sẻ 8 “bí kíp” trị cảm lạnh cho bé mùa thu- đông

08:11, Thứ hai 03/10/2011

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay bé nhà mình gần 4 tuổi rồi nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi, mình đã rất tự tin khi điều trị cảm lạnh cho con.

(Phunutoday)- Mỗi khi bé yêu nhà mình bị cảm lạnh, là cha mẹ nên mình rất lo lắng cho sức khỏe của con.

Và từ những lần chăm sóc con bị cảm lạnh, mình đã tìm ra mẹo trị cảm lạnh của riêng mình. Và từ từ, mình đã vượt qua những lo lắng, thất vọng, mệt mỏi và bất lực trong quá trình điều trị cảm lạnh cho con yêu.

Hiện nay bé nhà mình gần 4 tuổi rồi nhưng khi thời tiết thay đổi, mình đã rất tự tin khi điều trị cảm lạnh cho con. Và mình mong nhiều phụ huynh khác cũng như mình hãy thử áp dụng các biện pháp tự nhiên này để giúp em bé nhà bạn cảm thấy tốt hơn khi chúng bị cảm lạnh nhé. Và các phụ huynh hãy nhớ, bé bị cảm lạnh cũng là một bệnh phổ biến. Nhưng khi đã thực hiện các biện pháp tự nhiên dưới đây mà triệu chứng cảm lạnh của con vẫn không thuyên giảm thì cần phải đưa bé đến bác sĩ sớm để được điều trị dứt điểm nhé. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mình xin liệt kê một số biện pháp điều trị cảm lạnh dưới đây mà gần 4 năm qua mình đã áp dụng cho bé yêu nhà mình. Các mẹ có thể tham khảo và ứng dụng thử xem nhé!

1. Sử dụng máy làm ẩm không khí

Trước đây khi chưa có con nhỏ, mình thực không biết đến máy làm ẩm không khí. Nhưng rồi lần đầu tiên bé nhà mình bị cảm lạnh lúc 4 tháng tuổi và phải đi khám bác sĩ và được bác sĩ khuyến cáo cần phải sử dụng máy làm ẩm không khí trong nhà. 

Bởi vì với độ ẩm thích hợp trong không khí đó sẽ làm mềm các đường hô hấp và giúp long đờm, làm cho bé có khả năng thở tốt hơn. Vì lúc bị cảm lạnh, bé bị nghẹt mũi và chủ yếu thở bằng miệng, do đó điều này sẽ làm cho bé dễ chịu hơn, thở tốt hơn và ngủ ngon hơn.

Cha mẹ trẻ hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy tạo độ ẩm nhé vì không phải tất cả những chiếc máy tạo độ ẩm không khí đều giống nhau. Với một số thương hiệu khác nhau thì có thể có hướng dẫn và cách sử dụng khác nhau. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn làm sạch máy tạo độ ẩm thường xuyên và theo chỉ dẫn.

2. Sử dụng nước muối xịt mũi

Sử dụng nước muối xịt mũi sẽ giúp làm ẩm đường hô hấp bị khô và bị kích thích khi bé đang bị cảm lạnh. Đồng thời chúng cũng giúp phá vỡ các chất nhờn và hỗ trợ thông mũi.

Cha mẹ trẻ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nước muối xịt mũi cho bé. Một khi bạn sử dụng thuốc xịt mũi, có nghĩa là bạn sẽ phải xì mũi và làm sạch các hốc mũi. Đối với trẻ sơ sinh, sau khi sử dụng cách này, bạn cần sử dụng một vật để hút mũi và đờm của bé.

3. Sử dụng một máy hút mũi và đờm của bé

Khi tiến hành điều này, em bé của bạn chắc chắn sẽ khóc toáng lên hoặc cảm thấy cực kỳ khó chịu. Tuy nhiên sau khi hút mũi và đờm xong, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn vì sẽ cho phép trẻ thở tốt hơn.

Bạn có thể mua máy hút mũi và đờm tại các bệnh viện hoặc các hiệu thuốc. Nó là một vật dụng tuyệt vời để hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị cảm lạnh cho con đấy.

4. Cho trẻ vào phòng tắm với hơi nước nóng

Hãy cho trẻ vào phòng tắm và đóng cửa phòng tắm lại rồi bật vòi hoa sen nước nóng. Cha mẹ trẻ hãy ngồi trong phòng tắm với bé khoảng 5 phút.

Để bé nhà bạn thở trong hơi nước nóng bốc lên sẽ giúp thông mũi và giảm khó chịu trong thời gian bị cảm lạnh. Chỉ cần bạn chắc chắn giữ em bé xa khỏi nước nóng để tránh tình trạng bé bị bỏng. Ngoài ra, không cho bé ở lại trong phòng tắm với hơi nước nóng quá lâu, đặc biệt là nếu bạn có một phòng tắm nhỏ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

5. Cho trẻ uống thuốc giảm đau Tylenol dạng siro

Nếu như trẻ nhà bạn xuất hiện kèm theo những cơn sốt thì bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau Tylenol. Khi bé bị cảm lạnh, mình vẫn thường cho bé uống Tylenol trước khi đưa bé vào giường ngủ và nó giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

6. Gối đầu trẻ cao hơn

Khi trẻ bị cảm lạnh, mũi sẽ thường bị ngạt và cảm thấy rất khó khăn khi thở, đặc biệt là trong khi ngủ. Vì thế, để bé ngủ ngon hơn, cha mẹ trẻ hãy chú ý sử dụng gối nhiều hơn bình thường để trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn nhé.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
7. Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng

Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, hãy chắc chắn rằng bạn cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bột thường xuyên. Với trẻ 4 - 6 tháng tuổi cũng có thể cho uống thêm một chút nước. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống nước hoặc nước trái cây.

Tuyệt đối, không thay thế sữa mẹ bằng nước hoặc nước trái cây. Ngoài ra, em bé của bạn vẫn cần cho ăn giống như thông thường để có được lượng các chất dinh dưỡng cần thiết.

8. Bế bồng và gần gũi với trẻ

Với mình, đây là một trong những điều quan trọng nhất khi bé bị ốm. Khi bé không được khỏe, chắc chắn chúng sẽ muốn có bố hoặc mẹ ở bên cạnh. Vì thế, nếu cần thiết phải nghỉ làm, bạn hãy cố gắng sắp xếp để nghỉ chăm con và bế bồng con. Hãy ôm và an ủi em bé của bạn. Hãy cho chúng biết rằng bạn đang ở cạnh chúng và bạn yêu con đến thế nào.

Khi nào thì gọi một bác sĩ?

Bạn có thể gọi cho bác sĩ bất cứ lúc nào bạn quan tâm đến bé bằng linh cảm của một người mẹ hoặc người cha. Hãy chắc chắn bạn sẽ gọi bác sĩ khi em bé nhà bạn có các dấu hiệu sau:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



- Trẻ gặp một cơn sốt cao

- Trẻ bị khó thở với những triệu chứng như thở hổn hển hoặc thở nhanh hơn bình thường.

- Trẻ bị phát ban khi bị cảm lạnh, đặc biệt là phát ban không rõ nguyên nhân.

- Trẻ bị hôn mê hoặc có thời gian ngủ kéo dài bất thường.

  • Mẹ Bill
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc