Chiến dịch đòi lại những hòn đảo bị... chuột đánh chiếm

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trong vòng 500 năm qua, các loài gặm nhấm và họ mèo đã làm tuyệt chủng tới 70 loài chim.

Theo BBC, loài gây hại xâm lấn là một vấn đề lớn đối với việc bảo tồn sinh thái. Các loài ngoại lai có thể đe dọa đến sự sinh tồn của các loài vật địa phương, thậm chí có thể thay đổi cả hệ sinh thái nơi chúng xâm lấn. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng trên các hòn đảo, nơi bị nước cô lập.

Loài xâm lấn thường theo chân con người tới và làm tuyệt chủng các loài trên đảo. Trong vòng 500 năm qua, các loài gặm nhấm và họ mèo đã làm tuyệt chủng tới 70 loài chim. Tháng 1/2015, một chiến dịch diệt chuột quy mô lớn đã được thực hiện trên hòn đảo South Georgia, ở xa về phía nam Đại Tây Dương. Những con chuột ở đây là thủ phạm làm tuyệt chủng 90% các loài chim biển, bao gồm cả hải âu mày đen và chim báo báo Wilson. Chúng đột nhập vào tổ chim, ăn trứng và chim non.

chim-phunutoday-vn
Loài chim báo bão Wilson đã bị tuyệt chủng bởi chuột.

Để thí nghiệm, các nhà khoa học thả một cặp chuột trên hòn đảo Saddle, rộng 6 ha, cách đất liền New Zealand khoảng một km. Hòn đảo bị biển cô lập, chỉ có cồn cát và vách đá dựng đứng, có rừng nhưng không có nước ngọt dự trữ. Hòn đảo này từng bị chuột xâm lấn, tuy nhiên, chúng đã bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1989. Hai con chuột được chọn là giống bản địa New Zealand, có tuổi thọ trung bình khoảng 18 tháng trong môi trường tự nhiên. Chúng phát dục sau 6-8 tuần tuổi, đẻ mỗi lứa trung bình 6 con và thời gian giữa hai lứa là 20-30 ngày.

Sau hai tháng, số lượng chuột là 14 và sau 5 tháng là 68 con. Theo tính toán của các nhà khoa học, thì đây là số lượng lớn nhất sau 5 tháng có thể, trong điều kiện cho trước. Đáng chú ý là ban đầu hai con chuột được thả từ hai phía nam – bắc của hòn đảo, cách nhau 400 m. Nghĩa là trước khi có thể giao phối, chúng phải mất thời gian để tìm thấy nhau.

Khi xét nghiệm các con chuột sau 5 tháng, các nhà khoa học nhận thấy có 14 dòng lai khác nhau, trong đó con cái ban đầu đóng góp đáng kể vào sự bùng nổ của quần thể. Nhiều con lai giữa con mẹ và con đực con, hoặc con đực con và con cái con.

Ngoài ra, thí nghiệm cũng cho thấy ngăn chặn sự xâm nhập của loài gặm nhấm, là một công việc khó khăn. Các nhà khoa học phát hiện, không phải tất cả những con chuột trên đảo đề là hậu duệ của hai con chuột ban đầu. Có một số con khác được lai giữa con đực ban đầu với một con cái thứ ba, có thể đã ở sẵn trên đảo.

Theo các nhà nghiên cứu, chuột không phải tay bơi lội cừ khôi. Do đó, có thể đó là con cháu của những con chuột lên đảo, vô tình theo chân khách du lịch và câu cá đến đây.

chuot-phunutoday-vn
Tốc độ sinh sôi của chuột là cực kì nhanh.

Nghiên cứu này cho thấy tốc độ sinh sôi rất nhanh của loài chuột, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn quá trình xâm lấn của một loài vật ngoại lai, trước khi chúng đạt tới số lượng kiểm soát và thay đổi hệ sinh thái của một nơi. Các con chuột sau khi thí nghiệm kết thúc sẽ bị tiêu diệt, trả lại nguyên trạng cho hòn đảo. 

Steve Mclean, quản lý chương trình Biển Bering thuộc Trung tâm bảo tồn môi trường Alaska tại Anchorage, cho biết: “Nói một cách đơn giản nhất, chỉ một cặp chuột còn sống cũng bị coi như thất bại”.

 

Vào tháng 10 năm ngoái, một chiến dịch tiêu diệt các hòn đảo bị chuột chiếm đóng đã diễn ra. Chuột đã bị loại bỏ khỏi 300 hòn đảo trên toàn cầu, bao gồm những hòn đảo tại New Zealand và đảo san hô gần Hawaii. Tuy nhiên chiến dịch này có vẻ chưa thể dừng lại...

Phẫu thuật ghép đầu cho chuột thành công đầu tiên trên thế giới
Phẫu thuật ghép đầu cho chuột thành công đầu tiên trên thế giới
(Khám phá) - (Phunutoday) - Dù đã tiến hành gần 1.000 ca phẫu thuật nhưng cho đến nay bác sĩ Ren mới thành công trong ca phẫu thuật ghép đầu cho chuột.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT