- Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng (tăng 230.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 153).
- Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng (tăng 190.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 153).
- Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 153).
Như vậy, tính bình quân chung 4 Vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 được Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất tăng khoảng 6,5% so với năm 2017.
Phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 này sẽ được trình lên Chính phủ để ban hành Nghị định mới về lương tối thiểu vùng 2018.
Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (áp dụng kể từ ngày 01/01/2018).
Chính sách Lao động - Tiền lương có hiệu lực từ 15/8/2017
1. Tiền lương
Nghị định 76/2017/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 01/7/2017.
Theo đó, từ ngày 01/7/2017, tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2017 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Xem chi tiết hướng dẫn việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tại Điều 2 Thông tư 18/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đồng thời, tại Thông tư 67/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính cũng hướng dẫn rõ việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 76.
2. Lao động
Ngày 03/7/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, quy định về nội dung huấn luyện, bồi dưỡng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện như sau:
- Huấn luyện nghiệp vụ gồm: chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra, điều tra tai nạn lao động…
- Huấn luyện kỹ năng: kỹ năng soạn bài giảng; thuyết trình; tư vấn, hướng dẫn, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
- Huấn luyện các chuyên đề bắt buộc gồm: an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, vận hành, sửa chữa thiết bị điện; thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hóa chất; xây dựng; khai thác khoáng sản.
- Các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác phù hợp với năng lực người huấn luyện và do người huấn luyện đăng ký tham dự.