Chữa đau vai gáy chỉ với 1 nắm lá lốt và ngải cứu: Sau 3 ngày sẽ thấy kì diệu

09:43, Thứ sáu 18/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Đau mỏi vai gáy là một triệu chứng không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể áp dụng cách điều trị đau vai gáy tại nhà dưới đây.

Cách bài thuốc chữa đau vai gáy bắng lá lốt

1. Chữa đau vai gáy bằng lá lốt với bài thuốc đắp

Nguyên liệu: 200g lá lốt tươi, 400g muối hột.

Cách làm:

Bước 1: Lá lốt rửa sạch và giã nhỏ ra.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho muối cùng lá lốt vào rang nóng

Bước 3: Bọc hỗn hợp vào một miếng vải sạch rồi đắp lên vùng lưng đau.

Hỗn hợp muối và lá lốt có thể dùng lại. Lưu ý, thực hiện 3 lần một ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Với cách chữa này, cơn đau sẽ nhanh chóng dịu bớt, hiệu quả rất tốt với những trường hợp bị đau do vận động nặng.

daucovaigay

2. Chữa đau vai gáy bằng xoa bóp với lá lốt

Nguyên liệu: 200g rễ cây lá lốt khô; 1,5 lít rượu gạo.

Cách làm: Lấy rễ cây lá lốt ngâm cùng với rượu trắng, khoảng 1 tháng là có thể dùng được.

Cách dùng: Xoa đều dung dịch rượu lên vùng lưng bị đau. Đồng thời, thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để rượu lá lốt thẩm thấu đều, giúp tác động nhanh chóng và toàn diện nhất.

Thực tế, bài thuốc này cho thấy hiệu quả tức thì, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau giảm dần sau khi thực hiện các động tác xoa bóp. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng phương pháp này với những người bị đau lưng dạng nhẹ. Ngoài ra, những người da quá mỏng, yếu hoặc có bệnh về da liễu thì không nên sử dụng. Nguyên nhân là do rượu tính nóng, có thể gây bỏng, rát hoặc loét da.

3. Chữa đau vai gáy bằng lá lốt với bài thuốc uống

Nguyên liệu: 5g lá lốt tươi, 2 bát nước.

Cách làm: Lá lốt đem rửa sạch, cho vào nồi nước sắc uống (đun đến khi còn chỉ khoảng 1 bát nước).

Cách dùng: Uống mỗi ngày để chữa đau lưng. Nên thực hiện khoảng 10 ngày liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này phù hợp với hầu hết các đối tượng.

4. Chữa đau vai gáy bằng các món ăn từ lá lốt

Nguyên liệu: 200g thịt bò, 1 nắm lá lốt tươi (khoảng 50g)

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lá lốt rửa sạch, thịt bò sơ chế quá và thái mỏng

– Bước 2: Đun nóng chảo, cho dầu vào rồi cho thịt bò vào xào đến khi gần chín thì bỏ lá lốt vào. Đảo đều đến khi chín là dùng được.

Thực tế, thịt bò xào lá lốt rất tốt cho sức khỏe nhưng để giảm đau vai gáy thì hiệu quả tương đối chậm so với việc sử dụng các bài thuốc trên.

Ngoài ra có thể áp dụng cách chữa đau vai gáy bằng lá ngải cứu như sau:

1. Chườm đắp ngải cứu và muối biển

Chườm ngải cứu và muối biển có tác dụng giảm đau nhức vai gáy, khớp gối, khớp háng và đốt sống thắt lưng. Đây là một trong những mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi nhất.

Muối biển có vị mặn, không có độc, tính hàn, có khả năng lượng huyết, giải độc, thanh tâm, tả hỏa và dẫn các thuốc khác vào kinh mạch. Do đó kết hợp muối với ngải cứu có thể làm tăng hiệu quả giải huyết ứ và giảm đau nhức của thảo dược.

Cách dùng:

- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 lượng muối vừa đủ

- Đem ngải cứu ngâm rửa sạch và để ráo nước

- Sau đó cho ngải cứu vào chảo cùng với muối, rang đều đến khi dược liệu tỏa mùi thơm

- Cho tất cả vào túi vải hoặc bọc trong khăn vải

- Chườm lên vùng vai gáy đau nhức trong 10 đến 15 phút giúp cải thiện cơn đau, cứng cổ và tê mỏi bả vai.

2. Dùng ngải cứu kết hợp với lá lốt và rượu trắng

Kết hợp ngải cứu với lá lốt và rượu trắng để giảm đau vai gáy, cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, ê mỏi vai và yếu chi trên. Giúp giảm đau nhanh hơn so với bài thuốc khác. Ngoài khả năng giảm đau, bài thuốc này còn giúp làm ấm khớp, trừ phong thấp, cải thiện khả năng vận động và kích thích tuần hoàn máu.

Cách dùng:

- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, 1 nắm lá ngải cứu và rượu trắng

- Đem lá lốt và lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước và giã nát

- Sau đó đem trộn với rượu trắng, nấu cho ấm lên và dùng túi vải bọc lại

- Chườm đắp lên vùng cổ, vai và gáy giúp giảm đau nhức, ê mỏi, tê bì và cứng cổ

3. Kết hợp ngải cứu với gừng tươi

Bài thuốc kết hợp từ ngải cứu và gừng tươi giúp giảm đau nhức vai gáy do tiếp xúc với gió, mưa hoặc do nhiễm không khí lạnh. Nhiệt độ lạnh khiến gân cơ co rút, giảm lưu lượng máu tuần hoàn dẫn đến vùng cổ vai gáy co cứng, đau nhức và tê bì. Với tính ấm, tác dụng hành khí và chỉ thống, bài thuốc này giúp tán phong hàn, thúc đẩy khí huyết lưu thông, làm giãn cơ vùng cổ và phục hồi chức năng vận động.

Cách dùng:

- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1 nắm lá ngải cứu

- Đem rửa sạch dược liệu, để ráo nước và giã nát

- Sau đó cho vào chảo, rang đều đến khi nóng thì tắt bếp

- Cho dược liệu vào túi vải và dùng chườm đắp lên vị trí đau nhức

4. Uống ngải cứu để chữa trị đau vai gáy

Uống ngải cứu thích hợp với người bị đau vai gáy do huyết ứ. Khí huyết ứ trệ khiến vùng cổ vai gáy bị co cứng, gân cơ suy yếu, đau nhức và giảm khả năng vận động. Tình trạng này thường bắt nguồn từ chấn thương, tư thế sai lệch và lao động nặng.

Cách dùng:

- Rửa sạch ngải cứu tươi và để ráo

- Đem đun với nước

- Dùng uống hằng ngày trong liên tục từ 7 đến 10 ngày

5. Chữa đau vai gáy tại nhà bằng ngải cứu, lá lốt và muối hạt

Nguyên liệu: 100g ngải cứu, 100g lá lốt, ½ kg muối hạt

Cách thực hiện:

- Rửa sạch ngải cứu, lá lốt, để ráo nước và hong khô.

- Cho ngải cứu, lá lốt, muối hạt vào chảo, sao nóng và cho vào túi vải

- Chờ túi bớt nguội thì chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức

- Khi thuốc nguội thì sao nóng rồi tiếp tục đắp

- Làm liên tục như trên 2-3 lần mỗi ngày. Sau vài ngày, các cơn đau mỏi vùng vai gáy sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Ngoài áp dụng các cách chữa đau mỏi vai gáy tại nhà trên, người bệnh nên chủ động phòng ngừa bằng cách tập luyện một số bài tập tốt cho phần cổ, vai gáy. Ngoài ra, hãy giữ đúng tư thế đúng cho đầu và cổ trong quá trình sinh hoạt, học tập, thể thao, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, tránh tư thế gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức, đặc biệt là giới văn phòng, lái xe, người chơi piano, ghi ta…

Nếu như triệu chứng bệnh không thuyên giảm, cần tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng liên quan đến bệnh lý đốt sống cổ, gây đau vùng cổ, vai và một bên tay kèm theo một số rối loạn cảm giác, có thể kèm rối loạn vận động.

Khi các đốt sống cổ bị tác động xấu, phần rễ thần kinh tương ứng với đốt sống cổ đó bị chèn ép, gây đau các vùng lân cận như bả vai, phần cổ và cánh tay.

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Bệnh đau vai gáy thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- 70 – 80 % là do thoái hóa đốt sống cổ

- 20 – 25% do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

- Các nguyên nhân ít gặp khác: chấn thương, loãng xương, khối u, nhiễm trùng, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống…

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: chữa đau vai gáy