Chuyên gia chia sẻ: Thực hư việc cho trẻ uống nhiều sữa tươi gây thiếu máu?

11:16, Thứ sáu 26/06/2020

( PHUNUTODAY ) - Có tin đồn cho rằng việc cho trẻ uống nhiều sữa tươi có thể gây thiếu máu cho trẻ. Thực hư của việc này như thế nào chúng ta cùng khám phá nhé!

Có thể là nguyên nhân gián tiếp

Chia sẻ trên Trí thức trẻ, ThS.BS Huỳnh Công Minh - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết: “Máu là sự kết hợp giữa protein và chất sắt. Do đó, khi trẻ không có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, không đủ chất đạm trong thời gian dài, sẽ bị thiếu máu”.

Để một đứa trẻ bị thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, thì ngoài việc ăn uống kém, trẻ có thể bị thiếu máu nếu mắc các bệnh lý khác đi kém, khiến cho cơ thể của trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng.

Đặc biệt, với những đứa trẻ bị mắc bệnh lý nền về vấn đề đường ruột hoặc không được tẩy giun theo thời gian đúng quy định. Những đứa trẻ có nguy cơ bị ký sinh trùng đường ruột thì dễ dẫn tới căn bệnh thiếu máu hơn.

Dù cha mẹ cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng nào đi nữa thì cũng cần phải cân bằng chế độ dinh dưỡng, để trẻ có đủ hàm lượng sắt, canxi, chất béo, chất xơ….

Chính vì vậy, việc trẻ uống sữa tươi không phải là nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu máu. Thực chất nó chỉ là nguyên nhân gián tiếp mà thôi, do bé không bổ sung đủ hàm lượng sắt cần thiết.

Chuyên gia chia sẻ: Thực hư việc cho trẻ uống nhiều sữa tươi gây thiếu máu?

Chuyên gia chia sẻ: Thực hư việc cho trẻ uống nhiều sữa tươi gây thiếu máu?

BS. Minh chia sẻ thêm rằng: Để một đứa trẻ khỏe mạnh cha mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi cần ăn từ 1-1,5 chén cháo và từ 600-800 ml sữa mỗi ngày. Nếu trẻ không chịu ăn cháo, nhiều cha mẹ lo lắng và dồn cho trẻ uống sữa nhiều hơn vì sợ con đói. Nhưng nếu mẹ cho bé uống quá nhiều sữa khiến bé no và biếng ăn. Điều này lại đưa đến việc cơ thể không cân đối dinh dưỡng. Và cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu sắt gây thiếu máu cho bé.

Cách cho bé uống sữa tốt nhất

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh kiêm Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cha mẹ muốn con mình phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ thì cần cho trẻ uống sữa theo từng giai đoạn cụ thể, bởi không phải sữa mẹ lúc nào cũng tốt nhất.

Bác sĩ Khanh cho biết với trẻ dưới 1 tuổi, sữa vẫn là thức ăn chính.  nhưng khi trẻ từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể giảm dần hàm lượng sữa bổ sung thêm thành phần dinh dưỡng khác như tinh bột, rau củ, đạm, thịt..

Chuyên gia chia sẻ: Thực hư việc cho trẻ uống nhiều sữa tươi gây thiếu máu?

Chuyên gia chia sẻ: Thực hư việc cho trẻ uống nhiều sữa tươi gây thiếu máu?

Với những trẻ trên hai tuổi thì mẹ nên cho bé bổ sung thêm những nguồn thực phẩm khác như rau, thịt, trứng, sữa, cá, các loại hạt… không nên tập trung vào sữa quá nhiều sẽ không tốt cho bé.

Để bé không thiếu sắt dẫn tới tình trạng thiếu máu thì trong quá trình mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ đã tích trữ lượng sắt nhất định để bổ sung cho con. Mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ không lo bị thiếu sắt, thiếu máu vì có nguồn dự trữ từ mẹ.

Với trẻ từ 6 tháng trở đi, lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ. Mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho con bằng bột ngọt, bột mặn, cháo… để bổ sung dinh dưỡng.

Theo như BS. Minh khuyến cáo việc ăn dặm ở giai đoạn này rất quan trọng, chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt, bổ sung nguồn đạm từ động vật để bé có hệ tiêu hóa tốt và cơ thể khỏe mạnh.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc