Chuyện sếp Tây và phương thuốc ta chữa căn bệnh "khó nói"

09:48, Thứ tư 21/03/2012

( PHUNUTODAY ) - Tôi pha một cốc nhỏ nước mía và một cốc nhỏ mật ong nữa để lại và dặn ông uống vào sáng mai khi bụng còn đói và chưa ăn gì. “Cứ uống sáng 1 lần, tối 1 lần là được”, tôi dặn Brandon trước khi ra về.

Bất ngờ tôi cảm thấy như mình là một bác sĩ đại tài. Ngoài bác sĩ Aden có thể giờ, tôi – với tư cách thư ký của Brandon, là người được ông tin tưởng nhất không ngại nói ra chứng bệnh xấu xí của mình. Tôi cũng thầm cảm ơn mẹ vì có một cách ngay từ hồi bé mẹ vẫn thường hay làm khi chị em tôi “khó đi nhà vệ sinh”. Bà thường lấy nước mía và mật ong cho chúng tôi uống và thật thần diệu mọi chuyện đều được giải quyết bằng thứ nước mát ngọt lịm đầu lưỡi ấy.
[links()]
“Ngay từ những ngày đầu được nhận vào vị trí thư ký của trưởng đại diện văn phòng công ty tại Hà Nội, tôi đã “ghi điểm” bằng một việc không liên quan đến công việc nhưng lại khiến mình cảm thấy tự tin hơn nhiều trong vai trò mới nhận…”.

Đã là bệnh, Tây hay ta cũng vậy thôi!

Có lẽ tôi phải giới thiệu một chút về công việc của mình, một vị trí hằng ao ước của nhiều người mới ra trường không lâu như tôi. Tôi tốt nghiệp Đại học Hà Nội khoa tiếng Anh cách đây hơn 1 năm và đã đi dạy học một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, sau vài tháng làm nghề giáo viên, tôi thấy mình không phù hợp lắm với công việc này. Làm giáo viên không phải không có những điều thú vị, nhưng tôi cảm thấy mình còn trẻ và muốn có thêm nhưng kinh nghiệm trong công việc ở một môi trường năng động hơn.

Tôi nộp đơn vào một vài công ty, trong nước có, nước ngoài có, nhưng trong số ấy nguyện vọng mong muốn nhất của tôi chính là công ty mình đang làm việc hiện giờ. Có thể nói tôi đã gặp khá nhiều may mắn.

Công ty hiện nay tôi đang công tác là một công ty thực phẩm khá nổi tiếng ở Canada và đã có nhiều sản phẩm có mặt tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vì chưa có nhà máy sản xuất tại đây nên chúng tôi vẫn là một văn phòng đại diện, phân phối mặt hàng qua các nhà phân phối trong nước.

Một cốc nhỏ nước mía hoà với một cốc nhỏ mật ong, tôi đưa vào cho Brandon và nói: “Chú tin cháu chứ? Đây là thứ nước mẹ cháu vẫn dùng để chữa căn bệnh giống của chú đấy.”
Một cốc nhỏ nước mía hoà với một cốc nhỏ mật ong, tôi đưa vào cho Brandon và nói: “Chú tin cháu chứ? Đây là thứ nước mẹ cháu vẫn dùng để chữa căn bệnh giống của chú đấy.”

Kể như vậy để mọi người có thể hiểu rằng một văn phòng đại diện không có nhiều người, đặc biệt khi văn phòng chính được đặt tại Sài Gòn, còn văn phòng ngoài Hà Nội chỉ quản lý mặt hàng ngoài miền Bắc nên càng ít nhân viên hơn cả.

Đứng đầu văn phòng là trưởng đại diện, một người Canada lịch thiệp, dễ mến. Một người phụ trách về hành chính, một người phụ trách về tiếp thị, ba người phụ trách về kinh doanh. Còn tôi là thư ký cho trưởng đại diện, sẽ là người hỗ trợ đắc lực nhất khi công ty đang nghiên cứu việc xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Nhưng những công việc đó là công việc của thời gian sau này, còn khi mới vào làm tôi còn khá nhiều bỡ ngỡ và mất một thời gian để làm quen với công việc mới. Sếp của tôi là người Canada, có tên là Brandon, năm nay đã 45 tuổi.

Ông là người có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, nhưng theo tôi được biết Brandon cũng mới sang thay người trưởng đại diện cũ cách đây không lâu.

Thường thì những người trưởng đại diện sẽ mang theo cả gia đình sang cùng nhưng vì Brandon mới sang được vài tháng nên vợ của ông vẫn chưa sắp xếp để sang cùng chồng.

Hai con của Brandon đã lớn, chạc tuổi tôi và mỗi người có một công việc riêng của mình. Đó là những điều Brandon đã giới thiệu với tôi khi tôi chính thức được nhận vào làm.

Một hôm, khi tôi mải mê sắp xếp lịch hẹn, Brandon ra chỗ tôi và bảo: “Hương, hình như hôm nay không có việc gì quan trọng quá, cháu có thể giúp tôi huỷ các cuộc hẹn ngày hôm nay và liên lạc với bác sĩ Aden được không, tôi không được khoẻ lắm”.

Tôi lo lắng và hỏi lại: “Chú bị đau ở đâu? Chú có sao không ạ?”, nhưng Brandon chỉ nói: “Tôi hơi khó chịu một chút thôi”. Nhưng cái điệu mặt nhăn nhó ít thấy ở Brandon đã cho tôi đủ hiểu rằng hẳn ông đang “thật sự khó chịu trong người” chứ không chỉ một ít như lời nói.

Bác sĩ Aden có thể gọi là bác sĩ riêng của Brandon khi mặc dù ít khi phải tới gặp bác sĩ vì lý do sức khoẻ nhưng nếu có Brandon chỉ tin tưởng ở mỗi bác sĩ Aden.

Tuy nhiên không may hôm đó khi tôi gọi điện đặt lịch hẹn với bác sĩ thì được thông báo rằng bác sĩ đã đi về nước và không có mặt ở Việt Nam cho tới tuần sau. “Ôi không!”, sếp của tôi kêu lên với vẻ mặt đầy đau khổ.

Tôi hỏi lại ông: “Chú bị đau ở đâu, sao không về nhà nghỉ ngơi còn ngồi trực ở văn phòng làm gì? Hay để cháu tìm phòng khám quốc tế khác cho chú?”. Nhưng một lần nữa Brandon lại xua tay: “Không, tôi không ốm tới mức như thế.”

Ngày hôm nay, Brandon thật kỳ lạ. Rõ ràng ông không khoẻ trong người đến mức tạm thời lui hết các cuộc hẹn và cần tìm đến gặp bác sĩ Aden, nhưng ông lại không chịu rời khỏi văn phòng về nhà nghỉ ngơi và luôn miệng bảo:

“Không ốm tới mức thế”. Mà quả thật nếu ông ốm tới mức như thế thì chắc sẽ bảo tôi đặt lịch khám với phòng khám quốc tế ngay. Tôi hoang mang và không biết phải làm gì, không thể cứ nài nỉ ông nói ra là ông khó chịu ở đâu, có thể đó là một căn bệnh không tiện nói ra với một người phụ nữ chăng?

Quả thật phán đoán của tôi có phần đúng khi đến buổi chiều, sau khi ngồi lỳ trong văn phòng, đồng nghĩa với việc từ chối ăn bữa trưa của mình, Brandon gọi tôi vào.

Tôi đoán rằng ông đã hiểu được rằng nói nguyên do cho tôi và tìm cách giải quyết sẽ tốt hơn là ngồi một mình mà buồn khổ vì bác sĩ Aden thì không có mặt tại Hà Nội và công việc thì chẳng tiến triển được chút nào.

Brandon cất lời: “Hương này, tôi thật sự cảm thấy bí bách trong người, đã 3 hôm nay tôi không thể đi nhà vệ sinh và có lẽ cần thuốc uống”.

Chẳng hiểu sao dù đã chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào căn phòng ấy nhưng tôi lại “tối dạ” ngay lúc cần thiết nhất. Tôi hỏi lại: “Sao chú lại không thể đi nhà vệ sinh?”. Lúc ấy tôi cứ nghĩ rằng Brandon đang than thở về nhà vệ sinh ở căn hộ của ông, có thể nó bị hỏng chăng?

Nhưng ngay sau đó tôi “À” lên một tiếng và nói: “Xin lỗi chú, cháu hiểu rồi”. Vậy đấy, hoá ra là sếp của tôi bị căn bệnh người ta gọi là “táo bón”. Căn bệnh đáng ghét mà hẳn là ai cũng bị một vài lần trong đời, cứ gì là Tây hay là ta.

Nước mía và mật ong

Bất ngờ tôi cảm thấy như mình là một bác sĩ đại tài. Ngoài bác sĩ Aden có thể giờ, tôi – với tư cách thư ký của Brandon, là người được ông tin tưởng nhất không ngại nói ra chứng bệnh xấu xí của mình.

Tôi cũng thầm cảm ơn mẹ vì có một cách ngay từ hồi bé mẹ vẫn thường hay làm khi chị em tôi “khó đi nhà vệ sinh”. Bà thường lấy nước mía và mật ong cho chúng tôi uống và thật thần diệu mọi chuyện đều được giải quyết bằng thứ nước mát ngọt lịm đầu lưỡi ấy.

Thậm chí khi còn là trẻ con, chúng tôi thường ước mình bị… táo bón nhiều hơn để lại được uống thứ nước ngọt ngào mẹ pha cho.

Tôi đi tìm mua ngay nước mía và mật ong mang về văn phòng cho sếp. Một cốc nhỏ nước mía hoà với một cốc nhỏ mật ong, tôi đưa vào cho Brandon và nói: “Chú tin cháu chứ? Đây là thứ nước mẹ cháu vẫn dùng để chữa căn bệnh giống của chú đấy.”

Chẳng hiểu sau nhăn nhó suốt cả ngày, Brandon giờ đây lại nhoẻn miệng cười: “Nếu là công thức của mẹ cháu thì chú hoàn toàn tin tưởng”. Tôi có phần hơi tự ái bởi nếu nói vậy, không phải là công thức của mẹ thôi thì Brandon sẽ không tin tôi sao?

Tôi pha thêm một cốc nhỏ nước mía và một cốc nhỏ mật ong nữa để lại và dặn ông uống vào sáng mai khi bụng còn đói và chưa ăn gì. “Cứ uống sáng 1 lần, tối 1 lần là được”, tôi dặn Brandon trước khi ra về.

Chị Hạnh phụ trách hành chính kéo tôi lại hỏi sếp bị ốm ra sao và tôi cũng chỉ trả lời qua loa rằng ông bị đau bụng chút thôi. Nhưng về nhà tôi cũng kể cho mẹ về thứ công thức của mẹ và tỏ ra băn khoăn không hiểu nó có hiệu nghiệm với người nước ngoài hay không.

Có thể thể trạng của con người mỗi nước khác nhau nên phương thuốc dân gian này không hiệu nghiệm với Brandon thì hẳn là tôi sẽ bị mất uy tín lắm. Mẹ thấy tôi ngồi thần mặt ra cả buổi tối mà mẹ chỉ cười và nói nếu có kết quả tốt nhớ báo cho mẹ.

Ngày hôm sau là ngày chủ nhật nên tôi không gặp Brandon để biết về tình hình sức khoẻ của ông, cũng không thấy ông gọi điện trao đổi bất cứ công việc gì để tôi có cớ mà hỏi thăm. Phải đợi đến thứ hai, tôi hồi hộp đến văn phòng sớm.

Brandon tới và đề nghị tôi cho xem lịch làm việc của ông trong tuần. Tâm trạng của ông rất vui vẻ và ông nói với tôi rằng: “Hương, mẹ của cháu có phải là bác sĩ không?”.

Tôi trả lời rằng không và giải thích cho Brandon hiểu rằng ở Việt Nam có rất nhiều bí quyết và bài thuốc dân gian dùng những thứ từ thiên nhiên có lợi cho sức khoẻ để chữa bệnh.

Brandon kể rằng ông đã kể cho vợ mình nghe và bà rất mong muốn tới Việt Nam sớm cũng như muốn biết về thứ nước mía trộn mật ong mà tôi đã pha cho Brandon bởi bà chưa tìm được chỗ có bán nước mía tại nơi mình ở.

Bà cũng muốn biết thêm về những bí quyết dân gian của Việt Nam, những thứ có lợi cho sức khoẻ, bà nghĩ nó sẽ có ích cho đứa cháu ngoại sắp ra đời của mình.

Phải rồi, dù ở đâu, là Tây hay là ta, người phụ nữ vẫn luôn muốn tìm kiếm những gì tốt nhất cho con, cho cháu và những người thân yêu nhất của mình. Tôi nay nhất định tôi phải kể chuyện này cho mẹ, hẳn mẹ sẽ vui lắm.

Và dù tôi chiếm thêm được cảm tình và sự tin tưởng của Brandon, tôi hiểu rằng mình cần phấn đấu hơn nữa, không chỉ làm tốt trong công việc mà còn phải biết trau dồi những kiến thức khác. Có thể một lần nào đó, nó sẽ lại giúp tôi trong công việc như lần này.

  • Thư Hương (Hà Nội)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc