Nhóm cán bộ, công viên chức được tăng lương 80% từ ngày 10/11/2022
Quyết định 19/2022/QĐ-TTg về việc tăng lương cho một số đối tượng được Chính phủ ban hành ngày 22/09/2022. Theo đó, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan BHXH bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.
Quy định được áp dụng đối với các đối tượng trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân;
- Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của ngành lao động - thương binh và xã hội.
Lưu ý, phần tiền lương tăng thêm 80% không bao gồm các loại phụ cấp: công vụ, thâm niên nghề, trách nhiệm theo nghề, ưu đãi giáo dục, thu hút ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, làm đêm, làm thêm giờ.
Ngoài ra, số tiền tăng thêm không dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn và được thực hiện đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
Trợ giúp viên pháp lý
Theo Thông tư số 05/2022/TT-BTP Bộ Tư pháp ban hành ngày 05/9/2022, viên chức trợ giúp viên pháp lý được bổ sung chức danh hạng I với hệ số lương từ 6.20 đến 8.00. Từ 20/10/2022 tới đây, nhóm viên chức này được bổ sung thêm chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I. Điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I: Phải là trợ giúp viên pháp lý hạng II và có thời gian giữ hạng này hoặc tương đương đủ 06 năm (72 tháng) được cộng dồn trở lên trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) giữa chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I.
So quy định trước đó tại Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV thì viên chức trợ giúp viên pháp lý chỉ được xếp hạng chức danh hạng III, hạng II, hệ số lương cao nhất là 6.78.
Bảng lương của trợ giúp viên pháp lý từ ngày 20/10/2022:
Một số viên chức lưu trữ được tăng lương từ 15/10/2022
Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định từ ngày 15/10/2022 sẽ có một số viên chức lưu trữ được tăng lương.
Theo Điều 5 Thông tư 08/2015, cách xếp lương viên chức lưu trữ được quy định hiện nay như sau:
- Lưu trữ viên chính: Xếp lương như viên chức A2, nhóm A2.2, có hệ số lương từ 4,0 - 6,38.
- Lưu trữ viên: Xếp lương như viên chức A0, hệ số lương từ 2,1 - 4,89.
- Lưu trữ trung cấp: Xếp lương như viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 - 4,06.
Khi hết tập sự:
- Viên chức có trình độ trung cấp, tuyển dụng lần đầu vào chức danh lưu trữ viên trung cấp sẽ áp dụng hệ số lương bậc 1, hệ số lương 1,86;
- Viên chức có trình độ cao đẳng thì xếp lương bậc 1, hệ số 2,1 của chức danh lưu trữ viên;
- Viên chức có trình độ đại học thì xếp lương lần đầu là bậc 2, hệ số 2,41 của chức danh lưu trữ viên.
- Viên chức có trình độ đào tạo đại học trở lên, đã xếp lương ở ngạch lưu trữ viên thì hưởng hệ số 2,34 - 4,98 như hiện nay đang được hưởng.
Tuy nhiên, theo Thông tư 07/2022/TT-BNV, mức lương của chức danh ngành lưu trữ được điều chỉnh như sau:
- Viên chức lưu trữ viên trung cấp: Có trình độ trung cấp xếp bậc 1, hệ số 1,86 của viên chức loại B; có trình độ cao đẳng xếp bậc 2, hệ số 2,06 của viên chức loại B (quy định cũ không phân chia trình độ đào tạo nên thường chức danh này sẽ bắt đầu hưởng hệ số bậc 1 tương đương 1,86).
- Viên chức lưu trữ viên: Có trình độ đào tạo, xếp bậc 1, hệ số 2,34; có trình độ thạc sĩ xếp bậc 2, hệ số 2,67; có trình độ tiến sĩ xếp bậc 3, hệ số 3,0 (hiện nay không quy định xếp lương theo bậc sau cho người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ).
Cán bộ, công chức, viên chức tại Hà Nội
Theo Công văn 3256/UBND-SNV được UBND TP Hà Nội ban hành ngày 03/10/2022, thành phố đưa ra 9 nhóm giải pháp trọng tâm để khắc phục tình trạng cán bộ, công viên chức nghỉ việc, thôi việc. Trong đó, một số giải pháp có thể kể đến như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ cán bộ, công viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Xây dựng đội ngũ quản lý, lãnh đạo có năng lực, uy tín nhằm tổ chức tốt công việc, tạo niềm tin và khuyến khích cán bộ, công viên chức làm việc.
- Đổi mới việc bố trí, sử dụng cán bộ, công viên chức nhằm tạo cơ hội, điều kiện phát triển cho cán bộ, công viên chức trẻ.
- Sở Tài chính có trách nhiệm rà soát, nghiên cứu, đề xuất để ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nâng mức thu nhập bình quân cho công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị thành phố.
- Xây dựng cơ chế, định mức khoán chi thường xuyên, thực hiện thí điểm chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị của thành phố và báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố.
Như vậy, trong thời gian tới đây, cán bộ, công viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị của thành phố tại Hà Nội sẽ được xem xét tăng lương.