Tiểu Lưu năm nay 25 tuổi, đặc biệt rất thích ăn vặt , hạt dẻ là món ăn đứng đầu trong danh sách đồ ăn vặt của cô, mỗi ngày Tiểu Lưu đều phải mua 1-2kg hạt dẻ, để vừa ăn vừa xem phim. Tuy nhiên, một ngày vào buổi tối sau khi ăn hạt dẻ xong, Tiểu Lưu bắt đầu cảm thấy cơ thể không thoải mái.
Tiểu Lưu nói: "Sau khi ăn xong tôi bắt đầu bị ợ chua, vùng bụng trên đau không chịu nổi, sau đó bị nôn, tiêu chảy, đặc biệt khi nôn có lẫn máu tươi". Lúc này, Tiểu Lưu vội vàng đến bệnh viện thành phố Vũ Hán, sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cô bị xuất huyết dạ dày, thủ phạm thực sự là thực phẩm ăn vặt – hạt dẻ.
Tại sao hạt dẻ lại có thể gây chảy máu dạ dày ?
Bác sĩ Lưu Thanh Vân, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện thành phố Vũ Hán cho biết, hạt dẻ là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, sau khi ăn sẽ nhanh chóng lên men và tạo khí trong đường ruột. Tiểu Lưu còn thường xuyên ăn hạt dẻ, sau khi ăn bắt đầu ngồi xem phim, không vận động, điều này gây gánh nặng cho dạ dày, và khi dạ dày không chịu được sẽ dẫn đến xuất huyết.
Tiểu Lưu còn thường xuyên ăn hạt dẻ, sau khi ăn bắt đầu ngồi xem phim, không vận động, điều này gây gánh nặng cho dạ dày, và khi dạ dày không chịu được sẽ dẫn đến xuất huyết.
Ngoài ra, bác sĩ Lưu cũng nhắc nhở: các loại thực phẩm như hạt dẻ, khoai lang, khoai môn và khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, mặc dù chúng ngon, nhưng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc. Bởi tất cả các loại thực phẩm dễ bị đầy hơi, ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Đối với hạt dẻ nên ăn 7, 8 hạt một lần là vừa đủ, nếu ăn nhiều hơn, sau khi ăn cần vận động để dạ dày tiêu hóa.
Lưu ý khi ăn hạt dẻ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mặc dù hạt dẻ rất thơm ngon nhưng không phải ai cũng sử dụng tùy tiện được. Nếu sử dụng quá nhiều hạt dẻ một lúc có thể gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.
"Hạt dẻ chứa thành phần với tinh bột là chủ yếu, dường như không có chất xơ nên ăn nhiều dễ bị táo bón. Đối với người mắc chứng tiêu hóa kém cần hết sức lưu ý, phải ăn hạn chế vì nếu không sẽ làm tổn thương tì vị", lương y Bùi Hồng Minh nói. Hạt dẻ nhiều tinh bột nên chỉ ăn trong bữa phụ lúc 9h sáng hoặc 15h chiều. Ăn hạt dẻ ngay sau bữa chính sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.
Người bị bệnh dạ dày cũng cần phải hạn chế ăn hạt dẻ. Việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày nên trường hợp như cô gái ở Trung Quốc kia không hề hiếm gặp như nhiều người nghĩ. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.
Ngoài ra, hạt dẻ là thực phẩm dễ có nguy cơ bị mốc hỏng vì ở dạng hạt, việc sấy khô không đảm bảo theo thời gian. Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), hạt dẻ cũng như nhiều loại ngũ cốc khác có nguy cơ mốc hỏng cực cao.
Theo đó, hạt dẻ nằm trong nhóm quả khô, khi bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan. Quả khô, ngũ cốc, nho thối, rượu vang, cà phê, một vài loại thịt động vật bị nhiễm độc tố Ochratoxin gây ung thư thận, gan.
Việc không tinh ý nhận ra có thể khiến bạn nạp hạt dẻ bị nấm mốc vào cơ thể. Do đó việc nhận biết hạt dẻ còn sử dụng được hay không rất quan trọng. Do đó chuyên gia nhấn mạnh, trước khi mua hay ăn hạt dẻ cần lựa chọn kỹ càng.