Cô gái 28 tuổi tự sát không thành phải vào viện tâm thần vì liên tục bị hỏi: Bao giờ lấy chồng?

( PHUNUTODAY ) - Bước vào độ tuổi 28, Nguyễn Thị T. luôn phải đối mặt với những câu hỏi từ gia đình và hàng xóm về chuyện chồng con. Càng về sau, người thân càng giục hỏi nhiều khiến cô bị áp lực tâm lý nặng. T. đã tìm đến cái ch.ết nhưng không thành...

Cô gái trẻ chịu áp lực lớn từ bạn bè, người thân và hàng xóm

Trong số nhiều bệnh nhân nữ nhập viện điều trị, BS Nguyễn Quốc Thắng, Giám đốc BV Tâm thần Mỹ Đức (Hà Nội) nhớ như in trường hợp một cô gái trẻ ở Hà Nội “hoá điên” vì liên tục bị hỏi chuyện kết hôn.

BS Thắng kể, thời điểm nhập viện, bệnh nhân Nguyễn Thị T. mới 28 tuổi. Cô gái trẻ luôn có ý định tìm đến cái chết để giải thoát, tâm trạng hoảng loạn, sợ hãi, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai.

2c13ecdientinh1-1477477933957-0-3-254-500-crop-1477477954827

Bệnh nhân ở lại BV điều trị và theo dõi suốt 2 năm liên tục, được áp dụng đủ liệu pháp từ tâm lý tới thiền, thôi miên, hỗ trợ từ gia đình đến dùng thuốc.

Tình trạng bệnh dần ổn định, T. đã vui sống trở lại, lấy chồng và hiện có gia đình hạnh phúc với 2 cô con gái và 1 bé trai.

Sau này T. chia sẻ, bản thân bị ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề do 3-4 năm liên tiếp bị người thân, hàng xóm, bạn bè giục hỏi bao giờ cưới, khi nào lấy chồng. Dần dần, T. sợ đám đông, cảm thấy sợ mỗi khi nghe những người xung quanh hỏi han hay trêu chọc chuyện chồng con.

maxresdefault

Tình trạng này diễn tiến ngày một nặng khiến T. tìm cách treo cổ tự tử để kết thúc cuộc sống bế tắc. May mắn người thân phát hiện kịp thời nên T. được cứu sống. Tuy nhiên từ đây, cô rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý nặng nề nên gia đình đưa tới BV để điều trị.

Theo BS Thắng, những trường hợp bệnh nhân điều trị tâm thần, ngoài hỗ trợ từ thầy thuốc còn cần sự giúp đỡ, quan tâm đặc biệt của người thân để người bệnh nhân chóng ổn định tâm lý, hoà nhập cuộc sống trở lại.

Những căn bệnh do áp lực tâm lý mà ra

helping-young-adult-children-cope-with-depression-1513661291033

1. Trầm cảm

Khoảng 1/4 số người thường xuyên phải chịu áp lực lớn có triệu chứng lâm sàng của căn bệnh trầm cảm.

2. Béo phì

Nghiên cứu phát hiện ra cơ thể những người phải chịu áp lực lớn bài tiết ra chất europeptide thúc đẩy các tế bào mỡ phát triển.

3. Chứng mất trí

Những người già phải chịu áp lực lớn có tỉ lệ mắc chứng bệnh này cao hơn 50% so với những người khác.

4. Dễ mắc bệnh lây truyền

Chịu áp lực liên tục trong thời gian dài sẽ làm tổn hại đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

5. Ung thư vú

Áp lực cũng có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư vú, đồng thời thúc đẩy tốc độ phát triển của căn bệnh này.

6. Mất ngủ

Những người chịu áp lực cao thường ngủ ít, giấc ngủ không điều độ.

7. Bệnh tim mạch

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của những người chịu áp lực cao tăng 50% so với thông thường.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link