Cô gái đột quỵ ở tuổi 17 vì tác dụng phụ của viên tránh thai

( PHUNUTODAY ) - Chịu di chứng sau khi uống thuốc tránh thai, Grace chỉ có 20% cơ hội sống và 10% khả năng nuốt trở lại. Giờ đây, cô đang phải học đi, học nói từ đầu.

Trong các phương pháp phá thai, phá thai bằng thuốc được nhiều người cho là an toàn và ít tốn kém nhất, không phải tới bệnh viện gặp bác sĩ. Thế nhưng trên thực tế, những biến chứng sau khi phá thai bằng thuốc mà chị em gặp phải là rất nghiêm trọng. Câu chuyện của cô gái trẻ Grace Russell sẽ cho chúng ta thấy rõ những hậu quả khôn lường của việc uống thuốc tránh thai

Câu chuyện của cô gái trẻ Grace Russell

 Grace Russell sống tại Rugeley, một thị trấn nhỏ của Staffordshire (Anh) – theo báo The Sun.

Thức giấc vào một buổi sáng chủ nhật với triệu chứng tương tự cúm và đột ngột mất khả năng nhìn như bình thường, nhưng Grace không mấy để tâm và đi đến phòng tập gym vào buổi chiều hôm đó.

“Khi lái xe đến phòng gym, mình đột nhiên không có cảm giác nửa người bên phải” Grace nhớ lại. Sau đó cô thấy bên mặt xệ xuống, ngay lập tức Grace gọi mẹ tới giúp.

Những khoảnh khắc cuối cùng Grace còn nhớ được là hình ảnh bố mẹ tới, mẹ gọi tên cô, sau đó Grace được đưa đến phòng cấp cứu, tại đó cô không thể đọc và lẫn lộn từ ngữ.

Empty

“Hình ảnh MRI cho thấy mình có cục máu đông trong não và chảy máu não”, Grace kể lại. “Mình đã thét lên trong đau đớn”.

Grace nhanh chóng được đưa đến viện, tại đây các bác sỹ nói rằng đã quá muộn để dùng thuốc tiêu sợi huyết. Họ đã tiến hành mở sọ và lấy đi ⅓ xương sọ để hạn chế biến chứng do phù não. Grace hôn mê trong 11 ngày. Cô chỉ có 20% cơ hội sống và 10% khả năng nuốt trở lại.

Khi tỉnh dậy, Grace không thể cử động nửa người bên phải. “Mình không thể đọc, viết, nói”, Grace nói, “Trí tuệ vẫn tốt, nhưng cơ thể không phối hợp. Mình bị giam hãm trong tâm trí của bản thân”.

Sau một tháng, Grace được chuyển về viện gần nhà và ra viện sau 2 tháng. Một năm sau bác sỹ lấp phần xương sọ lấy ra bằng một bản titanium.

Cuộc sống sau đột quỵ

Kể từ sau lần đột quỵ, Grace đã tốt nghiệp đại học và hiện có công việc toàn thời gian. "Đôi khi, tôi có cảm giác như mình là một bà lão 90 tuổi", cô gái trẻ đang phải chống chọi với chứng trầm cảm chia sẻ. "Đột quỵ đã làm thay đổi cá tính của tôi. Tôi phải đeo băng chứng nhận khuyết tật và bị những người cao tuổi xúc phạm vì dùng nó. Tôi vẫn đang học cách không phán xét người khác.

17 tuổi, bạn nghĩ bạn không thể bị đánh bại. Tôi đã tận hưởng cuộc sống của mình, hẹn hò với bạn bè. Bị một cơn đột quỵ không phải là điều thoáng qua trong tâm trí tôi, dù chỉ một chút. Ông tôi từng bị đột quỵ. Nhưng ông đã mất trước khi tôi ra đời".

Một trong những phần khó khăn nhất của việc này, như Grace tâm sự, là phải chứng kiến bạn bè cô tiếp tục cuộc sống bình thường, trong khi cô phải chịu đựng đủ mọi nỗi đau. "Tôi có cảm giác cơ thể đang phản bội mình. Tôi rất giận dữ và buồn bã. Tôi cứ thế nằm trên giường bệnh mà khóc. Tôi từng trải qua giai đoạn mà tôi tự hỏi: "Tại sao lại là mình chứ?" và "Mình đã làm gì để phải chịu đựng chuyện này?".

Nguy cơ đột quỵ do thuốc tránh thai đường uống

Empty

Grace sau đó biết rằng, cô có một gen lặn khiến cô dễ bị cục máu đông hơn, vì vậy, nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn người khác. Và bởi một số loại thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ cục máu đông, các bác sĩ giờ đây tin rằng, đó chính là thủ phạm cơn đột quỵ của cô.

Grace chưa bao giơ nhận ra việc dùng thuốc tránh thai có thể khiến cô gặp nguy cơ như vậy. "Khi dùng thuốc tránh thai, bạn nhận được một tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dài, trong đó, có nhắc tới những thứ đại loại như "chứng nghẽn mạch" (thrombosis). Không ai biết đó thực sự là gì và họ nói tỷ lệ bị nghẽn mạch chỉ là 1/5 triệu. Vậy nên bạn nghĩ, nó sẽ chẳng xảy ra với mình đâu, và không thèm bận tâm nữa".

Theo Grace, nên tiến hành xét nghiệm máu bắt buộc trước khi ai đó dùng thuốc tránh thai. "Nếu tôi xét nghiệm máu, chắc chắn bác sĩ sẽ nói tôi không được dùng thuốc. Họ cũng chẳng hỏi tôi về tiền sử bệnh trong gia đình. Tôi không có nguy cơ đột quỵ nào khác. Tôi không uống rượu, không hút thuốc và không thừa cân".

Nguy cơ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai là rất thấp, theo Esmee Russell, phụ trách chiến dịch nâng cao nhận thức và phòng ngừa đột quỵ tại Stroke Association. "Nhưng một số loại thuốc tránh thai dựa trên hormone lại làm tăng nguy cơ đột quỵ", bà lý giải. "Đó là bởi nó làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông".

Một số tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai đường uống

Ra máu âm đạo: Khoảng 50% số phụ nữ uống thuốc tránh thai bị ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh, hay gặp nhất trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc. Nói chung, tình trạng này sẽ tự hết ở trên 90% số phụ nữ khi uống đến vỉ thuốc thứ 3.

Buồn nôn: Buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn.

Cương ngực: Thuốc tránh thai uống có thể khiến ngực to lên hoặc cương cứng hơn. Tình trạng này thường sẽ cải thiện sau khi dùng thuốc được một vài tuần.

Đau đầu: Bạn nên đi khám nếu thấy xuất hiện những cơn đau đầu bất thường

Tăng cân: Một số loại thuốc tránh thai khiến cơ thể giữ nước, bạn cần theo dõi sau khi uống.

Thay đổi tâm trạng: Một số phụ nữ bị trầm cảm hoặc những thay đổi cảm xúc khác trong khi uống thuốc tránh thai.

Không thấy kinh nguyệt: Có những khi mặc dù thuốc được uống đúng, song kinh nguyệt vẫn không diễn ra.

Khí hư: Một số phụ nữ có thể thấy những thay đổi về khí hư (tăng hoặc giảm)

Thay đổi thị lực khi dùng kính áp tròng

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn