Cô gái nghèo cúng dường tăng nhân 10 hạt gạo và kỳ tích xảy ra ngay sau đó

( PHUNUTODAY ) - Mọi thứ không quan trọng nhiều hay ít, quan trọng và chữ tâm con người đặt trong mỗi việc làm.

Nghèo của nhưng chẳng nghèo tâm

Một hôm, cao tăng Phổ An cùng rất nhiều tăng nhân khác đến làng Vạn Thôn. Trong thôn có gia đình họ Điền, gia cảnh bần hàn, trong nhà có bốn cô con gái áo mặc cũng chẳng đủ. Trưởng nữ trong nhà tên gọi Hoa Nghiêm, tuổi vừa 20. Cô nghe nói cao tăng Phổ An tới làng nên xuất tâm cúng dường tăng nhân. Tuy nhiên, nhìn nhà tranh tứ bề trống không, ngoài 2 thước vải thô ra thì không có gì có thể cúng dường cao tăng được cả.

Hoa Nghiêm trong lòng buồn chán, trách phận mình gia cảnh quá nghèo, kiếp trước chẳng chịu tu nhân hành thiện tạo phúc làm lành để kiếp này phải chịu cảnh trái ngang. Hoa Nghiêm ngửa mặt lên trời mà ngăn dòng lệ chảy, đột nhiên cô nhìn thấy trên mái nhà có khe hở, ở đó có bó lúa khô bị sót lại trong lúc lợp nhà. Cô vội vàng lấy xuống, cẩn thận kiểm tra thì tìm được 10 hạt lúa khô.

KryBXt-20161203-hanh-thien-tich-am-duc-vay-am-duc-la-gi

Mặc dù số lượng chẳng thấm vào đâu nhưng cô vẫn dụng tâm bóc vỏ rồi chà đi thành gạo trắng, cùng với hai thước vải thô đem cúng dường cao tăng. Tuy nhiên, khi chuẩn bị mang đi cúng dường, Hoa Nghiêm nhìn xuống thân mình thấy áo quần chẳng đủ che thân, không thể ra ngoài được. Thế nên, cô phải đợi đến khi trời tối mới nhẹ nhàng đến chỗ cao tăng, lặng lẽ để tấm vải xuống gần ngài và cho 10 hạt gạo vào nồi cơm.

Thành kính cúng dường, gạo biến thành vàng kim

Hoa Nghiêm âm thầm cầu nguyện: “Nguyên do kiếp trước tham lam keo kiệt nên kiếp này gặp quả báo sống cảnh bần hàn. Bây giờ con thành tâm đứng trước Phật mà khẩn cầu tỏ lòng hối cải. Những vật phẩm nghèo nàn này xin dâng lên cúng dường chư tăng, nếu giờ đây nghiệp ác tham lam đã được hoàn trả, xin nguyện biến số gạo trong nồi này thành vàng kim lấp lánh”. Nói xong, Hoa Nghiêm gạt nước mắt rồi nhẹ nhàng trở về.

Sáng sớm hôm sau, mọi người thức dậy thì thấy gạo trong nồi toàn bộ đã biến thành vàng, tìm hiểu ra mới biết đây là nhân duyên cúng dường của Hoa Nghiêm đêm qua. Ai lấy đều thán phục tâm chân thành của Hoa Nghiêm. Có một vị phú gia sau khi nghe được câu chuyện liền đến giúp đỡ gia đình họ Điền, còn Hoa Nghiêm sau đó xuất gia tu Đạo.

Trong Thánh Kinh cũng có câu chuyện tương tự: Một vị quả phụ gia cảnh nghèo khốn đi đến Thánh điện. Bà đem 2 đồng bạc duy nhất mà mình tích góp được bỏ vào hòm công đức. Chúa Jesus thấy vậy mới nói với mọi người: “Số tiền quả phụ này cúng dường nhiều hơn tất cả những ai từng cúng. Nguyên nhân bởi mọi người có dư thừa rồi mới đem cúng dường. Còn quả phụ này lại đem cúng dường toàn bộ những gì mình đang có”.

Câu chuyện Hoa Nghiêm cúng dường 10 hạt gạo xảy ra tại triều đại nhà Tùy; câu chuyện quả phụ nghèo khó cúng dường xảy ra hơn 2000 năm trước khi Chúa Jesus vẫn còn tại thế. Tuy nơi chốn khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, ngôn ngữ và tín ngưỡng khác nhau, nhưng lòng thành kính với Thần đều như nhau, đều lấp lánh tỏa ánh vàng kim.

Tích đức không cần ai thấy, hành thiện tự có Trời biết

maxresdefault

Yêu không phải là tìm kiếm một người hoàn hảo, mà là, phải học cách dùng đôi mắt hoàn hảo, để ngắm nhìn một người không hoàn hảo.

Tích đức không cần người khác thấy, hành thiện tự có Trời biết.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa.

Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa.

Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi.

Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn.

Phúc họa vô môn luôn tại tâm (ý nói phúc và họa không có cửa để chúng ta đi vào nó, mà nó được hình thành qua suy nghĩ tốt hoặc xấu trong tâm của chúng ta).

Điều đáng sợ của hành động làm ác không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết;

Điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình.

Đời người, có bao nhiêu toan tính, thì có bấy nhiêu đau khổ.

Có bao nhiêu khoan dung, thì có bấy nhiêu niềm vui.

Đau khổ và niềm vui đều là sự phóng chiếu của tâm linh, giống như trong gương có cái gì, là do sự vật đứng trước gương quyết định.

Trong lòng không buông bỏ được, tự nhiên sẽ thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, đời người càng không vui.

Tâm toan tính giống như cái túi quần, tâm khoan dung giống như cái phễu.

Tâm phức tạp thích toan tính, tâm đơn giản dễ vui vẻ.

Biết khoan dung, con đường đời mới có thể càng đi càng rộng.

Oán hận là một ly rượu độc, cái bị giết chết là niềm vui của chính mình.

Dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân, là một chuyện vô cùng ngu xuẩn. Vậy chi bằng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác, vui vẻ với cuộc đời của mình.

Không khoan thứ cho người khác, thật ra là đang không bỏ qua với chính mình.

Tấm lòng của một người có thể dung chứa được bao nhiêu người, thì có thể thắng được bấy nhiêu lòng người.

Tấm lòng rộng mở, mới có thể thành tựu sự nghiệp, mới có đời người yên bình và vui tươi.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link