Trầu không có nguồn gốc xuất xứ ở Đông Nam Á và được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Malaysia.
Tại Việt Nam có hai loại trầu đó là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ có lá to bản, dễ trồng. Còn đối với trầu quế có vị cay, nhỏ lá, thường được dùng phổ biến trong tục ăn trầu.
Theo phong thủy, cây trầu không được cho rằng là một loại cây mang đến nhiều may mắn trong sự nghiệp và học tập, mang lại sự bình an, êm ấm trong gia đình. Trong kinh tế gia đình, nó giúp gia chủ phát triển con đường tài lộc, kinh doanh, tránh được nhiều điềm xấu đến với cho gia chủ.
Ngoài ra, từ xưa đến nay, trầu không luôn có mặt ở các tiệc ma chay cưới hỏi, là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam chúng ta với câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cho nên trầu không đại diện cho một sự khởi đầu suôn sẻ, mới mẻ.
Bên cạnh đó, lá trầu còn được mang vào trong sự tích trầu cau, thể hiện tình cảm anh em, vợ chồng trong gia đình luôn thân thiết bền chặt và còn thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, hy sinh, đoàn kết mọi người gần nhau hơn.
Vì vậy, nếu gia đình nào muốn có nên trồng cây trầu không trước nhà thì có thể yên tâm. Nhưng cũng cần chú ý đến địa điểm trồng và tuổi của gia chủ để đạt được kết quả tốt nhất.
Cây trầu không chỉ nên trồng chếch một bên so với minh đường, cửa chính của ngôi nhà. Tuyệt đối không được trồng chính giữa lối đi vì sẽ ảnh hưởng tới cát khí, vận may của gia chủ. Thường xuyên tỉa bỏ lá già, vàng úa để cây thoáng và hạn chế sâu bọ.
Cây trầu rất hợp với người mệnh Mộc, giúp họ gia tăng vận khí, đạt được thành công dễ dàng và suôn sẻ hơn. Với tuổi thì người tuổi Ngọ là người thích hợp nhất khi trồng cây. Tài khí của gia chủ tuổi Ngọ sẽ được giữ tốt hơn so với các tuổi khác. Không chỉ nên trồng trầu không ở ven đường mà còn phải trồng trước cửa nhà.
Công dụng của cây trầu không với đời sống
Đối với đời sống
Cây trầu không được dùng để làm cảnh, phổ biến đối với các gia đình ở thành phố có diện tích nhà chật chội thì họ sẽ trồng cây trầu dạng leo để mang tăng tính thẩm mỹ, đem lại vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Ngoài ra, cây trầu không còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mang đến cho mọi người một cảm giác trong lành, thoải mái.
Đối với y học
Lá trầu không ngoài công dụng dùng để ăn kèm với vôi, cau, còn được sử dụng như một phương thuốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh nhờ chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể nên được xem như là một loại thuốc hữu hiệu để điều trị một số bệnh như bệnh đái dắt, táo bón, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau họng, đau lưng, chống viêm nhiễm vết thương hở như đứt tay, bong da, bỏng…
Ngoài ra lá trầu không còn được xem là "thần dược" chăm sóc da và cơ thể với các tác dụng: trị nám da, trị nấm da đầu, mụn cám, mụn bọc,...
Đối với phụ nữ
Lá trầu không có thể chữa viêm nhiễm các bệnh phụ khoa, vùng kín, loại bỏ mùi hôi rất hiệu quả hoặc đối với những bà mẹ mới sinh con không có sữa thì chỉ cần lấy lá trầu không hơ nóng, áp vào bầu vú, tuyến sữa sẽ được thông nhanh chóng.