Cúc áo sơmi nam và sơmi nữ luôn nằm ở vị trí ngược nhau: Bạn có biết vì sao không?

( PHUNUTODAY ) - Có bao giờ bạn để ý rằng cúc áo sơmi nam nằm bên phải, trong khi cúc áo nữ nằm bên trái. Thực tế này cũng có nguồn gốc lịch sử riêng của nó.

Vì sao cúc áo sơmi nam và sơmi nữ luôn nằm ở vị trí ngược nhau?

Lý do cúc áo sơmi nam nằm bên phải và cúc áo sơmi nữ nằm bên trái hé lộ cho chúng ta biết về bối cảnh thời trang trong quá khứ, đồng thời lý giải về sự tiếp nối của nó trong thời trang đương đại.

Chuẩn mực thời trang đặc biệt này có nguồn gốc từ thế kỷ 13, đánh dấu sự pha trộn thú vị giữa địa vị xã hội, sự giàu có và tính thực tế đã tồn tại qua nhiều thời đại. Cúc áo, được phát minh vào thế kỷ 13, đã nhanh chóng vượt qua mục đích chức năng của chúng để trở thành biểu tượng của sự giàu có và địa vị xã hội.

Cúc áo, được phát minh vào thế kỷ 13

Cúc áo, được phát minh vào thế kỷ 13

Theo Bách khoa toàn thư Britannica, ở thế kỷ 13, những phụ nữ bình dân buộc quần áo của mình bằng dây vải hoặc những chiếc kẹp gỗ, còn phụ nữ trung lưu và thượng lưu có trang phục cầu kỳ, được cố định bằng những chiếc nút áo đắt tiền làm bằng vàng, bạc, ngọc trai, đá quý và ngà voi - một xu hướng đặt nền móng cho sự phân biệt giữa thời trang cao cấp và thời trang bình dân trong tương lai.

Melanie M. Moore, người sáng lập thương hiệu áo blouse nữ Elizabeth & Clarke, cho biết: “Khi cúc áo được phát minh vào thế kỷ 13, chúng rất đắt tiền. Chỉ những phụ nữ thượng lưu ở thời đó mới mặc áo có cúc. Họ không tự mặc trang phục mà là các hầu gái sẽ giúp họ mặc. Thời đó, hầu hết mọi người đều thuận tay phải nên các cúc áo sẽ nằm ở bên trái để người hầu đứng đối diện có thể dễ dàng cài cúc cho bà chủ của mình.” Trong khi đó, cuốn sách "Theory of the Leisure Class" (Tạm dịch: Giả thuyết về tầng lớp thượng lưu) xuất bản năm 1899 của Thorstein Veblen cũng cho thấy việc đơm cúc áo bên trái của phụ nữ như là dấu hiệu ngầm ám chỉ gia đình cô ta rất giàu có, một đặc trưng của giới thượng lưu.

Vậy còn trang phục của đàn ông thì sao? Melanie nhận định rằng “theo nguyên tắc chung,” nhiều yếu tố của thời trang nam giới có thể bắt nguồn từ quân đội. Quy tắc giả định rằng phần lớn đàn ông thuận tay phải và việc cài cúc áo bên phải sẽ giúp họ dễ dàng lấy vũ khí giấu bên trong áo hơn.

Hơn nữa, từ xa xưa, khi đàn ông đảm nhiệm vai trò săn bắn, động tác đưa vũ khí khi săn bắn thường là từ trái sang phải, do đó các nút buộc, khuy cài trên trang phục đàn ông được thiết kế ở bên phải để phù hợp với hướng chuyển động của cơ thể. Trong những trận tham chiến, họ cũng thường mang khiên bằng tay trái, tay phải cầm kiếm. Ngay cả khi thời thế thay đổi và vũ khí phát triển, quần áo nam giới vẫn mang âm hưởng của quân phục. Chính thói quen này trong suốt lịch sử hàng ngàn năm chinh chiến khiến đàn ông đã quen với việc cài và mở khuy áo bằng tay trái.

Một giả thuyết khác về sự khác biệt giữa cúc áo nam và nữ

Giả thuyết trên có nhiều căn cứ vẫn còn những thiếu sót. Những người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu cũng có người hầu giúp đỡ việc mặc quần áo, nhưng những chiếc áo của họ vẫn có hàng khuy ở bên phải chứ không giống áo của phụ nữ.

Một giả thuyết khác cho rằng, trước đây những người phụ nữ cho con bú thường bồng con bằng tay phải. Do đó mà phụ nữ phải dùng tay trái để cởi cúc áo. Với những thiết kế hàng cúc áo sơ mi nằm bên trái để có thể giúp họ dễ dàng cởi cúc áo bằng một tay. Bên cạnh đó, vạt áo bên phải của phụ nữ thường không có hàng cúc giúp đứa bé không bị vướng víu khi bú.

Ngoài ra, cũng có người lại cho rằng khi con người sản xuất hàng loạt quần áo bằng máy khâu, những mẫu sản phẩm cho ra là rất giống nhau. Nên người ta phải quyết định rằng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa trang phục của nam và nữ trong cách bố trí hàng cúc.

Cúc áo sơmi nam và sơmi nữ luôn nằm ở vị trí ngược nhau

Cúc áo sơmi nam và sơmi nữ luôn nằm ở vị trí ngược nhau

Lịch sử vào những năm 1840 – 1850 nghiên cứu cho thấy có tỷ lệ 50/50 đối với việc cúc áo của phụ nữ ở bên phải hay trái. Đến những năm 1860, quần áo có hàng cúc bên trái đã được ưa chuông nhiều hơn. Điều này có thể do sự phổ biến của máy khâu vào lúc đó. Quần áo trở nên rẻ hơn và người bán lựa chọn cách bắt chước tầng lớp thượng lưu. Vì thế, việc quần áo của nam giới và phụ nữ có bố trí hàng cúc ở hai bên trái nhau trở nên phổ biến từ đó.

Tóm lại vẫn chưa có một lời giải thích nào thỏa đáng và được minh chứng cụ thể về vấn đề này. Có thể nó chỉ là một tiêu chuẩn hoặc thói quen của các nhà thiết kế và may quần áo từ vài thế kỷ trước đây. Và nó vẫn được giữ cho đến nay đơn giản vì không có ai phàn nàn về nó, hay thậm chí không phải ai cũng biết sự khác biệt nhỏ bé này. Không có lý giải nào chính xác tuyệt đối cho vấn đề cúc áo sơ mi nam bên phải và sơ mi nữ ngược lại cả, nhưng ngày nay kiểu thiết kế đó vẫn được duy trì như một mặc định bất biến. Nếu có ai đó lỡ thay đổi cúc áo sơ mi nữ sang nẹp áo bên phải thì chắc chắn sẽ bị cho là áo bị lỗi.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link