Cổ nhân dạy: Chỉ cần nhìn 5 điểm nhỏ này biết ngay ai quân tử, ai tiểu nhân

( PHUNUTODAY ) - Ông bà ta có khuyên “chọn bạn mà chơi”. Tuy nhiên, chọn bạn không phải là một việc dễ dàng bởi “lòng người khó đoán”. Thông qua một số đặc điểm sau đây, bạn có thể phần nào nhận diện được kẻ có lòng dạ tiểu nhân để xem xét lại mối quan hệ đôi bên.

Sống mà không có nguyên tắc và giới hạn riêng

Một người có thể từ bỏ nguyên tắc và giới hạn của bản thân cũng đồng nghĩa với việc họ không thể phân biệt đúng sai, đen trắng, thị phi rõ ràng. Đó cũng là lý do mà họ luôn có thể bị ảnh hưởng bởi sự cám dỗ, dễ dàng vượt qua ranh giới thiện - ác, đánh mất bản thân ban đầu. Từ đó, họ không bao giờ có thể thực hiện được những gì bản thân mong muốn.

ke-tieu-nhan

Như Franklin D. Roosevelt đã nói: "Có nguyên tắc, không có việc gì là không thể". Sống có nguyên tắc mới có thể làm cho bạn có "tầm". Ngược lại, tất cả chỉ đẩy bạn đi tới con đường diệt vong. Có giàu có hay vinh quang đến mấy cũng chỉ là sự thành công tạm bợ mà thôi.

Chuyên “đâm chọc” vào khuyết điểm và vết sẹo của người khác

Tiếng Việt có thành ngữ “Đâm bị thóc, chọc bị gạo” để ám chỉ những kẻ hay đặt điều xúi bẩy người này khích bác người kia, rồi lại đến người kia mách nước để hại lại người nọ.

Đâm bị thóc, chọc bị gạo là hành động mà những người có dã tâm ngồi lê đôi mách, hay thêm thắt nói xấu, có ác ý với người khác. Mục đích là châm chích, phá phách hại người. Hoặc trong lòng bực tức, căm phẫn người khác mà không cách gì thay đổi được nên đành đâm thọc vào khuyết điểm, vết sẹo của đối phương cho hả giận.

Điều đáng sợ của kẻ tiểu nhân là họ sẵn sàng nói những câu ác độc, gây tổn thương cho người khác nhưng lại thường ra vẻ vô tình, vô tri, hoặc vô tư thẳng thắn như bản thân họ tự nhận.

Những con người biểu hiện lòng dạ nhỏ nhen thiển cận như vậy thường không có khả năng tiết chế bản thân. Họ ôm lòng ganh ghét, đố kỵ để hành động mà không hay rằng, điều đó chỉ mang tới lợi bất cập hại, khiến người xung quanh dần dần chán ghét và xa lánh.

Nhìn thị phi: Quân tử thiên về ''thị'', tiểu nhân hướng về ''phi''

Quân tử lúc nào tán thành chuyện tốt đẹp của người khác, không hùa vào cái xấu của họ. Trong khi đó thì tiểu nhân vừa hay lại ngược lại. Quân tử có đạo đức, sống chân thành. Hễ gặp chuyện chướng mắt họ sẽ lập tức lên tiếng. Nhưng nếu không hợp đạo nghĩa thì người quân tử nhất quyết không nối giáo cho giặc.

Nhìn nhân phẩm: Quân tử cầu kỉ, tiểu nhân cầu nhân

Người quân tử khi có việc gì xảy ra thì việc đầu tiên là họ sẽ nhìn nhận lại bản thân mình, thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác. Người quân tử lúc nào biết suy ngẫm lại bản thân, biết nhận những thiếu sót rồi nỗ lực để thay đổi.

ke-tieu-nhan0

Ngược lại thì kẻ tiểu nhân lúc nào cũng không muốn kiểm điểm bản thân, luôn đùn đẩy trách nhiệm và những sai lầm cho người khác. Kiểu người này rất khó tiến bộ và thành công.

Nhìn lợi ích: Quân tử vì nghĩa, tiểu nhân vì lợi

Thứ mà quân tử lúc nào xem trọng chính là đạo nghĩa, trong khi thứ mà tiểu nhân xem trọng lại là lợi ích. Khi gặp vấn đề hay đối mặt với những lựa chọn thì quân tử biết cách đo lòng bằng sự đạo đức. Nhưng kẻ tiểu nhân lúc nào chỉ nghĩ làm sao để mình hưởng lợi nhiều nhất.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link