Cổ nhân nói: “Đàn ông có đức chính là tài, phụ nữ vô tài chính là đức” có nghĩa là gì?

15:13, Chủ nhật 03/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Theo lời dạy của cổ nhân: “Đàn ông có đức chính là tài, phụ nữ vô tài chính là đức”. Liệu quan điểm người xưa và thời nay có nhiều khác biệt?

Tài và đức là những nhân tố quan trọng làm nên giá trị đích thực của một con người. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy vậy, theo lời dạy của cổ nhân: “Đàn ông có đức chính là tài, phụ nữ vô tài chính là đức”. Liệu quan điểm người xưa và thời nay có nhiều khác biệt?

“Đàn ông có đức chính là tài”

Theo người xưa, đàn ông dù kinh doanh hay làm quan trong xã hội thì điều quan trọng nhất vẫn là đạo đức, thứ hai là năng lực. Nếu không có đức mà năng lực càng mạnh, càng nguy hại cho xã hội. Trong kinh doanh khi tìm đối tác phải đặt đạo đức lên hàng đầu. Một người đàn ông có triển vọng, cần phải lấy đức làm gốc, tài sẽ đi theo.

Đàn ông có đức chính là tài

Đàn ông có đức chính là tài

Lịch sử ghi chép lại rằng: vào thời Xuân Thu, Tần Mục Công, vị quân vương thứ 14 của nhà Tần có một khu chăn thả gia súc ở Kỳ Sơn. Nơi đó nuôi rất nhiều ngựa quý. Một hôm có mấy con ngựa chạy đi mất. Người quản lý khu chăn thả vô cùng sợ hãi. Ông đôn đáo chạy đi tìm khắp nơi. Đến một thôn trang thì thấy có xương ngựa. Ông cho rằng dân làng đã ăn thịt ngựa của nhà vua. Ông nổi giận định đem tất cả 300 người nông dân của làng đó đi xử tử. Nhưng ông nghĩ nếu tự ý quyết định thì sợ Tần Mục Công nổi giận. Ông dẫn người dân làng đến chỗ Tần Mục Công để bẩm báo vì họ đã ăn thịt mấy con ngựa quý ở khu chăn thả. Tần Mục Công nghe xong không những không nổi giận mà còn dịu giọng nói rằng, mấy con ngựa này là thịt nạc tinh, coi như nhà vua ban thưởng để họ uống rượu. Kết quả là toàn bộ 300 nông phu đều được xá tội tử hình, vui mừng trở về nhà.

Mấy năm sau, khi giao chiến với Tấn Huệ Công, đội quân của Tần Mục Công rơi vào tuyệt cảnh. Không chỉ binh sỹ của ông cũng bị quân địch bao vây mà tính mệnh nhà vua khó giữ được. Đúng lúc ấy một nhóm binh sỹ cưỡi ngựa xông đến, hỗ trợ quân của Tần Mục Công chiến đấu. Những người này vô cùng dũng mãnh, khiến toàn bộ quân Tấn phải rút chạy. Sau khi thoát khỏi hiểm nguy về đến nơi an toàn, Mục Công bày tỏ ra hỏi nhóm binh sỹ dũng cảm kia tử đâu đến. Họ trả lời rằng họ chính là những nông phu trước đây ăn thịt ngựa quý của đại vương mà được đại vương xá tội.

Qua câu chuyện lịch sử trên, Tần Mục Công là người đức, vì tha tội cho những người đã ăn ngựa quý của ông khiến bản thân ông được đắc cứu. Trận chiến đo Tần Mục Công thắng không phải vì nhờ có tài mà là nhờ có đức.

“Phụ nữ vô tài, chính là đức”

Phụ nữ vô tài, chính là đức

Phụ nữ vô tài, chính là đức

Nói phụ nữ “vô tài” không phải thực sự không có tài mà ngược lại mặc dù rất có tài nhưng tuyệt đối không khoe khoang cái tài đó, tự cho mình là “không tài cán” gì. Theo người xưa, một người phụ nữ dẫu có tài mà không biết khiêm cung, thích thể hiện, vượt mặt cả cánh đàn ông, nếu người này nếu làm vợ thì sớm muộn gì cũng lấn lướt chồng, gia đình vì thế mà luôn bất hòa. Còn nếu là thân gái còn son cũng rất khó kiếm được mối kết tóc se tơ. Vậy cũng nói, người phụ nữ cần có đức là gốc, nhờ đó coi mình như không có tài. Họ sẽ là người biết vun vén cho chồng, luôn coi chồng là trụ cột gia đình, một mực tôn kính, gia đình vì thế luôn thuận hòa.

Yêu cầu hàng đầu đối với người phụ nữ là có phẩm đức. Như vậy mới có thể xây dựng nên tư cách của bản thân mình. Thứ hai hình dáng cần đoan trang, chững chạc, giữ lễ, không tùy tùy tiện tiện. Thứ ba ngôn từ phải xác đáng, đúng mực, có lễ có tiết. Hơn nữa, lại cần hiểu đạo trị gia. Đạo trị gia bao gồm cách làm thế nào giúp chồng dạy con, kính già yêu trẻ, cần kiệm chăm lo cho gia đình, biết thêu thùa may vá. Đức hạnh người phụ nữ là điều cổ nhân coi trọng nhất sau đó mới tới tài nghệ. “Đàn ông có đức chính là tài, phụ nữ vô tài chính là đức” tức là người xưa coi trọng đức hơn tài, bất luận là người nam hay người nữ đều như vậy.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm