Hiệu ứng con cua và chân lý sống của kẻ khôn ngoan
Bạn có từng nghe nói về "hiệu ứng con cua" bao giờ chưa?
Nếu bạn bỏ chúng trong một cái rổ không đậy nắp, chúng cũng không thể thoát ra ngoài. Nguyên nhân, bởi nếu một con cua muốn bò ra, nó sẽ bị con cua bên dưới kéo xuống. Kết quả của việc tranh đấu nhau là không con nào thoát ra khỏi đó được.
Cũng có một câu chuyện như sau:
Ba người thợ săn nọ cùng lúc phát hiện một con nai, bèn lùa nó vào núi và đánh ngất. Thế nhưng sau đó, họ lại nảy ra một cuộc tranh cãi xem con nai nên thuộc về ai. Bởi vì ai cũng cảm thấy mình là người đến trước tiên, nên cuộc cãi vã ngày càng gay gắt. Không nhịn nổi nữa, ba người họ liền xông vào đánh nhau.
Kết cục, cả ba thương tích đầy mình nằm rên rỉ trên mặt đất, còn con nai tỉnh dậy và tự mình rời đi.
Chiến đấu luôn có tổn thương, còn hợp tác sẽ có lợi
Gieo nhân nào thì gặt quả nấy, ngày hôm nay bạn dìm người khác xuống, ai biết được ngày mai ai sẽ là người dồn bạn vào bước đường cùng. Mỗi người có một sứ mệnh, một cuộc sống riêng, một mục đích và một lợi ích riêng. Bạn có thể không ưa họ nhưng bạn không có quyền thay đổi họ, càng không có quyền làm tổn thương họ hay tước đoạt đi hạnh phúc của họ.
Dìm người khác xuống không làm họ tốt lên, chẳng làm cho bạn nổi bật hơn. Hãy dừng lại việc tranh đoạt thứ không thuộc về mình, thay vào đó, hãy dành thời gian quý báu để làm những việc có ích. Đó là khiến bạn tốt đẹp hơn và người khác tốt đẹp hơn. nó gây ảnh hưởng vô cùng xấu không những cho người khác mà cho tâm lí của bạn. Hãy dùng thời gian đó để làm những việc tốt, hoặc thư giãn, sẽ có lợi ích hơn nhiều!
Cổ nhân dạy: "Chiến đấu luôn có tổn thương, còn hợp tác sẽ có lợi."
Người càng sáng suốt, càng có tầm nhìn xa trông rộng, biết khi nào nên nhường nhịn, khi nào nên tranh đấu. Ngược lại, người tầm nhìn eo hẹp sẽ chỉ biết hò hét, tranh giành phần thắng về mình, đặt quá nặng thiệt hơn. Nên nhớ, khoảng cách giữa nhận thức, nhận thức làm nên giàu – nghèo.