Thịt vịt là món ngon dẫn dã. Vịt có thể dùng để luộc, nướng, nấu cháo, om sấu...
Không chỉ ngon miệng, thịt vịt cũng mang giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. 100 gram thịt vịt có thể cung cấp khoảng 25 gram protein (lượng protein vượt xa thịt bò, thịt lợn, cá, trứng). Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất như canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E...
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi...
Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư...
Tuy bổ dưỡng nhưng có 5 kiểu người nên tránh ăn thịt vịt kẻo làm bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Người mắc bệnh gút
Thịt vịt có hàm lượng purin cao nên những người mắc bệnh gút nên tránh tiêu thụ loại thực phẩm này để không làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Người có hệ tiêu hóa kém
Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, có thể gây khó chịu cho những người tiêu hóa kém. Ngoài ra, loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo nên có thể tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, chứng bụng, tiêu chảy...
Người đang bị cảm
Người đang bị cảm, cơ thể nhiều mệt mỏi thì không nên ăn thịt vịt. Đặc biệt, những người bị cảm lạnh nên tránh ăn thịt vịt vì thịt vịt tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, có thể gây ra tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu, làm người bệnh càng mệt mỏi hơn.
Người mới phẫu thuật
Những người mới phẫu thuật cần kiêng đồ tanh vì chúng được cho là có thể làm vết thương mau lành. Trong khi đó, thịt vịt là thực phẩm có vị tanh.
Người bị ho
Các thực phẩm tanh như thịt vịt có thể khiến bị ho cảm thấy khó thở, sinh ra kích ứng, làm tình trạng ho thêm nghiêm trọng. Vì vậy, khi bị ho thì nên tránh ăn thịt vịt.
3 thực phẩm không nên kết hợp cùng thịt vịt
Các loại quả có tính nóng
Trong Đông y, thịt vịt có tính hàn, công dụng giải nhiệt. Trong khi đó, một số loại quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng hai thực phẩm có đặc tính trái ngược nhau trong bữa ăn vì có thể gây ra khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột...
Thịt ba ba
Ăn thịt ba ba và thịt vịt cùng lúc có thể gây tình trạng phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt vịt chứa nhiều đạm còn thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, ăn chung với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.
Thịt rùa
Tương tự như thịt ba ba, ăn thịt vịt chung với thịt rùa cũng sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng "âm thịnh dương suy" từ đó gây ra phù nề, tiêu chảy.