Đại hồng thủy ở Đông Nam Á và sự phát triển của người châu Á

07:41, Thứ ba 23/08/2011

( PHUNUTODAY ) - Những nhà thám hiểm Đông Nam Á đã làm phong phú thêm những nền văn hóa thời kỳ Đồ Đá Mới ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Hy Lạp.

(Phunutoday)- Những gì tôi đề xuất ra đây chính là để chứng minh rằng những phát triển này ra đời trước những thay đổi tương tự ở Tây Á, và trong quá trình phát tán của mình, những nhà thám hiểm Đông Nam Á đã làm phong phú thêm những nền văn hóa thời kỳ Đồ Đá Mới ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Hy Lạp.

[links()]

Đại hồng thủy
Đại hồng thủy
Sau kỷ băng hà, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn hồng thủy là những khu vực thuộc vùng duyên hải và thềm lục địa như Đông Nam Á và Trung Quốc. Những câu chuyện địa chất cho thấy các cuộc biển tiến không diễn ra từ từ, ba đợt tan băng đột ngột trong thời gian khoảng giữa 14 000 và 7000 năm trước đã tạo ra ba giai đoạn lũ lụt xảy ra chóng vánh khi nước tràn ra khỏi những núi băng ở hai địa cực chảy vào lòng biển. Sự di chuyển nhanh chóng và đột ngột của nước từ đất liền ra biển cả cũng gây ra những khe rạn nứt sâu trên bề mặt vỏ trái đất,tạo ra triều cường và sóng thần dữ dội.

Vào thời đỉnh điểm của kỷ Băng hà khoảng 200000 -180000 năm trước. Đông Nam Á là một lục địa có kích thước gấp 2 lần Ấn Độ và bao gồm cả tiểu lục địa Trung-Ấn. Malaysia, Indonesia. Biển Nam Trung Hoa, Vịnh Thái Lan và bờ biển Java còn là đất liền và vì thế tạo thành những phần kết nối chúng với nhau thành một lục địa riêng. Về mặt địa chất, lục địa nay đã bị chìm một nửa, đó được gọi là thềm lục địa Sunda. Phần đất bằng của lục địa Sunday bị ngập sau kỷ Băng hà có diện tích bằng với tiểu lục địa Ấn Độ.

Cuối cùng, chỉ một số sơn đảo (đảo núi) rải rác của quần đảo Mã Lai là còn sót lại. Một dải đất rộng lớn tương tự trên bờ biển Thái Bình Dương của Châu Á cũng bị mất. Vùng đất trước đó nói liền Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản nay thành Hoàng Hải và biển Đông Trung Hoa. Những hải cảng ngày nay nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Quốc, như Hồng Kông, thì trong kỷ Băng hà, là ở trong đất liền hàng trăm dặm.

Quyến sách này bàn đến một khả năng là khi đợt biển tiến ồ ạt cuối cùng diễn ra vào khoảng 8000-7500 năm trước, thì một loạt các cuộc di cư cuối cùng của cư dân trên lục địa Sunday cũng bắt đầu diễn ra. Những hành trình di cư đó tiến về phương Nam đến Châu Úc, tiến về phương Đông vào biển Thái Bình Dương, tiến về phương Tây vào Ấn Độ Dương và đi lên phương Bắc đến lục địa Châu Á. Hậu duệ của những di dân thời đó tại Thái Bình Dương, cư trú trên nhiều hòn đảo của vùng Đảo Đen, Đa Đảo và Tiểu Đảo. Họ nói thứ ngôn ngữ thuộc hệ Nam Đảo như những cư dân sinh sống trên các đảo ở Đông Nam Á.

Trong hành trình của mình, họ mang theo vật nuôi và thực phẩm trên những chiếc thuyền đi biển to lớn. Một phần trong số họ di chuyển theo hướng Tây mang theo hạt giống lúa nước sang Ấn Độ. Nhưng cư dân sinh sống ở Bắc lục địa Sunday thì di chuyển theo hướng Bắc đến Đông Dương và Châu Á và sau đó hình thành nên những nền văn hóa phức tạp và tinh tế ở Tây Nam Trung Quốc, Miến Điện và Tây Tạng. Một số những di vật tinh xảo và đẹp đẽ của những nền văn minh rất sớm này chỉ gần đây mới được khai quật lên từ lòng đất.

Những người nhập cư phía Bắc đến từ những hòn đảo bị lũ lụt nhấn chìm ở khu vực Trung -Ấn  nói thứ ngôn ngữ thuộc hệ Nam Á, Tạng Miến và Thái-Kadai. Nhưng trên hết, những cuộc di cư bất đắc dĩ này đã thiết lập nên những con đường giao lưu và thương mại xuyên Á-Âu cà Thái Bình Dương, từ đó tạo nên dòng lưu chuyển liên tục và nhanh chóng các ý tưởng, kiến thức và kỹ thuật trong suốt nhiều thiên niên kỷ sau này.

vòm động Puông (Hồ Ba Bể-Việt Nam)
Vòm động Puông (Hồ Ba Bể-Việt Nam)
Trong số những người di cư bắt buộc đó, những người còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống ít bị pha loãng nhất chính là những người đi theo hướng Tây đi vào Thái Bình Dương. Kể từ cuộc di cư đó cho đến sau này khi những nhà thám hiểm Châu Âu tới, nền văn hóa của họ đã bị tách ra khỏi phần còn lại của Châu Á bởi New Guinea, Đảo Đen và một khoảng không gian rộng lớn của biển cả. Những người Đa Đảo đi xa nhất về phía Đông cuối cùng đã đến Fiji và Samoa khoảng 3500 năm trước. và sau đó còn tiếp tục đến vùng phía Đông của Đa Đảo khoảng 1500 năm trước, nhưng tổ tiên của họ  đã bắt đầu di chuyển qua vùng Đông Nam Á hải đảo trước đó rất lâu rồi, và đương nhiên vào lúc đó chưa hề có một ảnh hưởng nào của văn hóa Trung Hoa hay Ấn Độ ở khu vực này.

Vì thế, trên nhiều phương diện, những nhà thám hiểm đại dương can trường đầu tiên ở Thái Bình Dương có thể đã đem lại hình ảnh gần gũi nhất với những người di cư gốc Đông Nam Á. Những vị khách sớm của vùng đất này từ phương Tây, như thuyền trưởng James Cook, vào đầu thế kỷ XVIII đã ghi nhận những xã hội phân tầng phức tạp và những kỹ năng đi biển đặc biệt của họ. Trong khi những vị khách đến sau là quan trọng nhất, vì những thành công của họ thì những người đi trước dường như vẫn còn bị ám ảnh và hướng về một quá khứ huy hoàng xa xưa.

Đời sống tinh thần của người Đa Đảo rất giàu có với hệ bách thần đa dạng. Trong tất cả các nhóm thần thoại. Thần Mặt Trời là tối thượng, và trong một vài thần thoại Thần Mặt Trời là tối thượng, và trong một vài thần thoại Thần Mặt Trời cũng có tên là Ra giống như trong thần thoại Ai Cập cổ đại. Hầu như không có ngoại lệ, thần thoại của họ đều làm sống lại một Thiên Đường trên trái đất đã bị mất ở phía Tây hoăc Tây Bắc, gọi là Avaiki hoặc Bolutu.

Truyền thuyết tương tự như Adam và Eva thì có rất nhiều và trong hầu hết ngôn ngữ của các vùng nơi đây, từ xương sườn hay xương đều giống nhau, đó là ivi. Hơn nữa, một truyền thuyết về cuộc đấu tranh của hai người an hem có văn hóa khác nhau rất phổ biến. Tổ tiên của những con người này và những người láng giềng nói tiếng Nam Á ở lục địa Châu Á hiện nay đã xây dựng nên những xã hội có tổ chức phức hợp đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong khi nông nghiệp cốc loại là phát triển chính ở lục địa thì những khái niệm về vương quyền, pháp luật, tôn giáo và thiên văn học là những đặc điểm của người duyên hải Nam Đảo. Những gì tôi đề xuất ra đây chính là để chứng minh rằng những phát triển này ra đời trước những thay đổi tương tự ở Tây Á, và trong quá trình phát tán của mình, những nhà thám hiểm Đông Nam Á đã làm phong phú thêm những nền văn hóa thời kỳ Đồ Đá Mới ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và Hy Lạp.

Bởi vì tôi khuyến nghị cần phải xem xét lại những quan niệm thông thường về thời tiền sử và nguồn gốc của những nền văn minh buổi ban đầu, vì thế những nguồn tư liệu tiềm tàng về thời tiền sử đó cần phải được đánh giá nghiêm túc. Chẳng có gì lạ khi trong tự bản thân mỗi người đều có những thắc mắc nghi vấn về chính tổ tiên mình. Nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học là một quá trình tự nhận thức khách quan về quá khứ. Kể từ thời đại Herodotus, lịch sử đã được viết ra rất nhiều.

Các nhà khảo cổ học còn khai quật được thêm nhiều bản ký tự có niên đại trước thời văn minh (khoảng 3200 đến 2800 năm trước Công nguyên) ở Lưỡng Hà (Irap ngày nay). Tuy nhiên, ngay cả lịch sử của thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên vẫn còn phải dựa rất nhiều vào những bằng chứng khảo cổ học để minh định bằng chứng của ký tự. Niên đại của những vị vua trị vì người Sumer ở Lưỡng Hà vẫn còn rất nhiều vấn đề: những gì trước thời kỳ này đều gọi là tiền sử, vì thế khảo cổ học là nguồn cung cấp duy nhất những bằng chứng khả thi mà thôi.

Ở những quốc gia phát triển muộn hơn, thời tiền sử hầu như chỉ căn cứ vào khảo cổ học. Ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, nơi không có những văn bản lịch sử chữ viết sớm, khảo cổ học thậm chí cũng không cung cấp được cho chúng ta một bức tranh liên tục về những phát triển canh tác sớm nhất. Các nhà tiền sử học đã phải dựa vào việc nghiên cứu các phả hệ ngôn ngữ để vạch ra động thái di cư.

Họ đã ra sức gắn kết “lịch sử” ngôn ngữ với những bằng chứng không trọn vẹn về khảo cổ. Có rất nhiều khó khăn và trở ngại trong cách tiếp cận “ngôn ngữ-khảo cổ” này, không ít trong số đó là những khoảng trống về tư liệu khảo cổ và thiếu chính xác trong việc định niên đại tư liệu ngôn ngữ học. Mặc dù xuất hiện một mặt trận thống nhất của một vài trường phái, nhưng vẫn còn đó những bất đồng giữa các nhà ngôn ngữ học về mối liên hệ giữa các hệ ngôn ngữ chính của Đông Á, hoặc hệ ngôn ngữ đó bắt nguồn từ nơi đâu ở Châu Á.

Vì những khoảng trống đó trong thời tiền sử ở Đông Nam Á và Viễn Đông, chúng ta phải tìm kiếm những nguồn tư liệu khác để soi sáng quá khứ. Di truyền học có thể làm cho nhận thức của chúng ta về những cuộc di cư xa xưa trong những thời biến động lớn lao và sự vận động của cư dân trong những thời đại gần đây trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, từ trước tới nay, nó chỉ giúp chúng ta kiểm chứng lý thuyết bắt nguồn từ ngôn ngữ và khảo cổ hơn là đưa ra những mô hình riêng của nó. Vì thế, những phát hiện gần đây được trình bày trong chương 6 và 7 sẽ giúp chúng ta thay đổi nhận thức đó và đặt Đông Nam Á vào trung tâm của những cuộc di cư sau kỷ Băng hà.

  • Stephen Oppenheimer

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc