Đám cưới gây tranh cãi của hoàng tử vương quốc xứ Tonga

06:23, Thứ tư 01/08/2012

( PHUNUTODAY ) - "Trong xã hội Tonga, chúng tôi không có chỗ cho hôn nhân của anh em họ, anh em họ thực sự là anh chị em", ông Ilolahia chia sẻ trên đài ABC.

Đám cưới vốn là ngày trọng đại của cô dâu và chú rể cũng như người thân của họ. Tuy nhiên không phải đám cưới nào cũng nhận được sự chúc phúc của tất cả mọi người nhất là khi đó lại là một đám cưới giữa hai người cùng chung huyết thống. Cuộc hôn nhân của hoàng tử Tupouto’a và người em họ Sinaitakala Tuk'imatamoana I Fanakavakilangi Fakafanua của xứ sở Tonga đang gây nhiều tranh cãi trong và ngoài lãnh thổ của đất nước nằm về phía nam Thái Bình Dương này.
[links()]
Vào thứ năm, ngày 12/7/2012, một lễ cưới nghi thức hoàng gia đã diễn ra long trọng tại nhà thờ lâu năm Nuku'alofa để kết đôi cho hoàng tử Tupouto’a và cô dâu Sinaitakala Tuk'imatamoana I Fanakavakilangi Fakafanua.

Theo kế hoạch, đám cưới đáng lẽ đã được tổ chức ngày 4/5/2012 nhưng sau đó bị hoãn lại do cái chết của vua George Tupou V.

Sẽ không có gì đáng nói về đám cưới này nếu không phải cô dâu và chú rể là những người chung huyết thống. Cả hai đều là cháu của vị vua Taufa'ahau Tupou IV quá cố.

Đây là cuộc hôn nhân đầu tiên của một hoàng tử trong vòng 65 năm của đất nước Tonga tuy nhiên cũng là cuộc hôn nhân mang lại nhiều ý kiến trái chiều trong giới hoàng gia.

Rất nhiều người bao gồm các quan chức chính phủ và một số thành viên hoàng gia phản đối cuộc hôn nhân này nhưng cuối cùng, nó vẫn diễn ra bởi sự kiên quyết của hoàng tử khi nói rằng đám cưới này là kết quả của tình yêu.

Lễ cưới của hoàng tử Tupouto’a và cô em họ Sinaitakala Tuk'imatamoana I Fanakavakilangi Fakafanua.
Lễ cưới gây tranh cãi của hoàng tử Tupouto’a và cô em họ Sinaitakala Tuk'imatamoana I Fanakavakilangi Fakafanua.

Trước tuyên bố về tình yêu của anh trai mình, công chúa Frederica Tuita, đời thứ chín trong dòng máu hoàng tộc sống tại Auckland, đã viết trên blog của mình nói rằng các mối quan hệ trong hoàng gia đều là những mối quan hệ “liên kết chiến lược” và đều được sắp đặt sẵn chứ hầu như không xuất phát từ tình yêu.

Khái niệm kết hôn vì tình yêu là khá mới mẻ. Đây là một trong những ý kiến phản đối cuộc hôn nhân này nói riêng mà chính sách kết hôn trong dòng tộc hoàng gia của đât nước Tonga nói chung.

Một cựu chiến binh chính trị ủng hộ dân chủ, Akilisi Pohiva chỉ trích đám cưới, nói rằng gia đình hoàng gia muốn giữ "dòng máu hoàng gia cho riêng họ". Mối quan hệ của cô dâu và chú rể là quá gần và những ảnh hưởng xấu về mặt sinh học có thể xảy ra.

Một nhà lãnh đạo của cộng đồng người Tonga ở New Zealand, Will Ilolahia cũng cho biết nhiều người dân Tonga phản đối cuộc hôn nhân này nhưng không muốn nói ra.

"Trong xã hội Tonga, chúng tôi không có chỗ cho hôn nhân của anh em họ, anh em họ thực sự là anh chị em", ông phát biểu trên đài ABC. Ilolahia chia sẻ ông và các kiều bào cũng lo ngại về nguy cơ di truyền của việc kết hôn cận huyết.

Bên cạnh mối lo ngại về vấn đề cận huyết thì vấn đề tài chính cũng được người dân Tonga quan tâm bởi trước đây chính phủ và các thành viên gia đình hoàng gia thường chi một số tiền lớn cho các nghi lễ đám cưới.

Đám cưới của hoàng tử chắc chắn cũng không ngoại lệ mà với tình hình tài chính của đất nước như hiện nay thì đó quả là một gánh nặng. Người dân cho rằng hoàng gia có một số tiền đầu tư lớn ở nước ngoài và họ nên tự chi trả cho chi phí đám cưới chứ không phải ngân sách quốc gia. 

Sự tính toán của người dân Tonga có thể chỉ là một phần sự thật mà nguyên nhân chính có lẽ là sự phản đối cuộc hôn nhân cận huyết của hoàng tử Tupouto’a và người em họ Sinaitakala Tuk'imatamoana I Fanakavakilangi Fakafanua.

Theo giao thức hoàng gia, các thành viên trong hoàng gia chỉ kết hôn với thành viên của giới quý tộc để đảm bảo duy trì dòng máu hoàng gia vì thế hôn nhân của hoàng tử đã được sắp sếp và tiến hành bởi nữ hoàng Nanasipau'u Tuku'aho - vợ của vua Lupou VI.

Một người chú của hoàng tử bảo vệ cuộc hôn nhân nói rằng: “Đó là một khởi đầu mới của một gia đình trong hoàng gia. Chúng tôi đang cố gắng duy trì chế độ quân chủ lập hiến ở quốc gia Tonga này cho thế hệ tương lai”.

Có vẻ như số người ủng hộ cuộc hôn nhân cận huyết này rất ít bên cạnh phần đông những người phản đối. Chính vị vua Lupou VI cùng các cận thần của mình cũng không đồng tình với cuộc hôn nhân quá gần này. 

Trong đám cưới, người ta nhận thấy sự vắng mặt của hai nhân vật quan trọng đó là nữ hoàng Halaevalu Mata'aho, mẹ của hoàng tử và công chúa Pilolevu, em gái của hoàng tử. Họ là hai trong số những người kịch liệt phản đối cặp đôi này, vì thế đã từ chối tham dự lễ cưới.

Với suy nghĩ cổ điển cho rằng kết hôn trong dòng tộc để nâng cao vị thế và tránh để dòng máu hoàng gia bị pha trộn với bên ngoài nên việc kết hôn với em họ của hoàng tử không phải là chuyện lạ. Trong quá khứ, họ đã tìm mọi cách để ép buộc các thành viên kết hôn với những người trong dòng tộc.

Năm 1969, công chúa Mele Siu'ilikutapu, 21 tuổi, sinh viên Đại học Auckland đã bí mật kết hôn với một cảnh sát thường dân ở Auckland- Josh Liava'a. Sau khi bị hoàng gia phát hiện họ lệnh cho công chúa phải trở về Nuku'alofa và cuộc hôn nhân của họ bị bãi bỏ.

Trong một bức thư mà công chúa gửi cho Josh Liava'a sau này được công bố có bày tỏ nỗi lòng rằng cuộc hôn nhân của bà là do sắp đặt, hành xử theo trách nhiệm, nghĩa vụ và lòng trung thành với nhà vua, đất nước:

“Em được dạy dỗ không được yêu một ai đó để khi đến tuổi trưởng thành và có một cuộc hôn nhân sắp đặt sẵn sẽ không phải cảm thấy vướng bận, đau lòng”.

Hôn nhân là một sự lựa chọn cá nhân và thiêng liêng, vì thế việc tìm kiếm người bạn đời không nên đặt trong một tiêu chuẩn cố hữu nào. Tuy nhiên, sắp đặt chuyện hôn nhân của các thành viên gia đình hoàng gia đã là một truyền thống của chế độ quân chủ lập hiến ở quốc gia Tonga này.

Bất kỳ ai chống lại truyền thống đều có thể bị tước quyền thừa kế, tước hiệu hoặc những quyền lợi khác trong hoàng gia. Song chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới, những nhà lãnh đạo của chế độ quân chủ đang ngày càng tiến bộ trong nhận thức.

Hoàng tử Đan Mạch, Frederick là một ví dụ điển hình cho tư tưởng hôn nhân mở khi kết hôn cùng một thường dân Mary Elizabeth Donaldson, một nhà tư vấn tiếp thị Úc mà hoàng tử gặp khi tham dự thế vận hội Sydney năm 2000.

Các nhà khoa học từ lâu chỉ ra những nguy cơ có thể xảy ra cho thế hệ sau của những cặp vợ chồng cận huyết vì thế các quốc gia trên thế giới luôn phản đối những cuộc hôn nhân của những người có chung huyết thống cho dù với bất kỳ lý do nào.

Đám cưới của hoàng tử xứ sở Tonga với người em họ mình đã đi ngược lại với quy luật tự nhiên và nhận sự phản đối từ nhiều phía bao gồm cả những người thân của họ, những người đã nhận ra cách thức kết hôn trong hoàng tộc để giữ dòng máu hoàng gia là không còn phù hợp trong thời đại văn minh ngày nay.

  • Ngọc Yến
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc