Đám cưới khổng lồ mong biến mặt đất thành thiên đường

06:30, Chủ nhật 15/07/2012

( PHUNUTODAY ) - Shanker giải thích: “Tôi bị ấn tượng bởi hôn nhân đa chủng tộc bởi vì nó tạo ra một mối giao lưu văn hoá sâu rộng như là một công cụ khiến cho cả thế giới xích lại gần nhau hơn”.

Cách đây đúng 30 năm, có 2.000 đôi uyên ương đã cùng tham gia vào một đám cưới tập thể được tổ chức tại thành phố New York (Mỹ). Sự kiện hôn nhân hết sức chấn động này được đứng ra tổ chức bởi một người Hàn Quốc đó chính là linh mục Sun Myung Moon, ông cũng là người sáng lập ra Giáo hội Thống nhất. Dưới bàn tay ông nhiều đôi uyên ương đã nên duyên chồng vợ và sống rất hạnh phúc.
[links()]
Khi Philip Shanker và cô dâu người Hàn Quốc Kim Hye-shik bước xuống lối đi, trông họ cũng giống như bất kỳ đôi vợ chồng nào khác – hào hứng về cái ngày đặc biệt của đời mình và đón nhận cái thời khắc họ sẽ chung sống bên nhau mãi mãi.

Nhưng cạnh đó cũng có một số khác biệt lớn – đám cưới của họ được tổ chức bởi một lãnh tụ tôn giáo và nó sẽ diễn ra cùng với hàng ngàn cặp đôi khác. Philip Shanker  nhớ lại:

“Tôi hãnh diện để nói rằng tôi đã có một “đám cưới vườn” ấm áp cùng với vài người bạn của mình. Dĩ nhiên, khu vườn mà tôi đang nhắc đến là Vườn Quảng trường Madison (New York), nơi chúng tôi chung vui với 4.000 bạn bè khác”.

Được biết, Philip Shanker là một thành viên của Giáo hội Thống nhất và là một tín đồ tuân theo những lời giáo huấn của Linh mục Sun Myung Moon. Họ thường gọi tổ chức tôn giáo của mình là Moonies và người lãnh đạo tinh thần của họ là một ông lão Hàn Quốc quắc thước, 92 tuổi.

 Ảnh chụp đám cưới tập thể khổng lồ với 2.000 đôi uyên ương tại New York City
Ảnh chụp đám cưới tập thể khổng lồ với 2.000 đôi uyên ương tại New York City

Các tín đồ gọi ông là Chúa Cứu Thế, chính ông là người đã chọn nên các đôi bạn đời, rồi thì kết dính từng cặp với nhau trong một đám cưới khổng lồ với sự tham gia của hàng ngàn đôi uyên ương.

Philip Shanker nói: “Hôn nhân tập thể là một truyền thống của chúng tôi và nó là thời khắc hết sức quan trọng đối với mỗi cặp vợ chồng tham gia vào sự kiện trọng đại này.

Chúng tôi xem Linh mục Sun Myung Moon như là cha mẹ của mình. Chúng tôi muốn hướng tới việc trở thành một trung tâm hôn nhân và gia đình mang tính toàn cầu”.

Yêu thoải mái nhưng bắt buộc phải là “đồng trinh”…

Philip Shanker khi đó 35 tuổi và đang là một thành viên của Giáo hội Thống nhất trong vòng 10 năm qua kể từ khi Linh mục Sun Myung Moon chọn một phụ nữ ở Hàn Quốc làm người bạn đời cho anh. Philip Shanker giải thích:

“Tôi bị ấn tượng bởi hôn nhân đa chủng tộc bởi vì nó tạo ra một mối giao lưu văn hoá sâu rộng như là một công cụ khiến cho cả thế giới xích lại gần nhau hơn”.

Thông thường, người cao tuổi ở Hàn Quốc thường tổ chức đám cưới cho các đôi vợ chồng trong những nghi lễ trang trọng, cầu kỳ và cũng khá phức tạp, trong đó hàng trăm người dày công tìm ra người bạn đời lý tưởng cho các đôi trai gái với biết bao niềm hy vọng lẫn kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng.

 Philip Shanker và vợ Kim Hye-shik hạnh phúc trong ngày cưới.
Philip Shanker và vợ Kim Hye-shik hạnh phúc trong ngày cưới.

Trong trường hợp cuộc hôn nhân của Philip Shanker, anh và người vợ tương lai lại sống ở hai đất nước khác nhau, vì thế họ chỉ biết nhau qua những bức ảnh gửi cho nhau mà thôi.

Nhưng Philip Shanker và vợ đều cho hay rằng họ đặt trọn niềm tin vào quyết định của lãnh tụ tinh thần Sun Myung Moon và sau đó là những buổi gặp gỡ kéo dài vài tuần tại Hàn Quốc, hai người quyết định tiến tới một đám cưới như mong ước bấy lâu.

Đầu tiên Philip và người vợ tương lai phải vượt qua trở ngại về rào cản ngôn ngữ, kể từ khi mỗi người đều nói thứ tiếng mẹ đẻ của riêng mình. Hai người cũng chú trọng tìm hiểu sự khác biệt về văn hoá của nhau khi mà có một thực tế rằng vợ của Philip xuất thân từ một làng nông nghiệp nhỏ nơi đầy ăm ắp các truyền thống địa phương.

Philip Shanker nhớ lại thời gian “cưa” bạn gái và cười: “Mẹ vợ tôi không đồng tình với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Bà nói với con gái rằng chẳng hay ho gì để lấy một người nước ngoài”. Philip và vị hôn phu phải mất ròng rã 2 năm trời tìm hiểu trực tiếp về nhau trước khi hai người quyết định lấy nhau.

Trong thời gian vợ Philip chờ đợi lấy visa để đến Mỹ, hai vợ chồng tiếp tục làm các công việc của giáo hội, hai vợ chồng tìm cách gây quỹ cho giáo hội bằng cách bán hoa và bánh kẹo trên phố.

Cuối cùng, hai vợ chồng cũng đặt chân đến New York hoa lệ nhưng hai người vẫn ngủ trên hai chiếc giường riêng biệt – bởi một quy luật ràng buộc rằng một khi chưa làm đám cưới chính thức thì hai người vẫn phải là “đồng trinh”.

Philip hóm hỉnh nói khi nhớ lại: “Trong 2 năm ròng chờ làm đám cưới chính thức, chúng tôi khá khổ sở trong “chuyện ấy” vì làm cách nào để “gần gũi” nhau mà không được bày tỏ sự thân mật?”

Không mê tín cũng bị thuyết phục bởi hạnh phúc

 Hai vợ chồng Erica Jenner và Gordon Neufeld
Hai vợ chồng Erica Jenner và Gordon Neufeld

Cuối cùng, sau 4 năm tìm hiểu nhau, cái ngày mong ước bấy lâu cũng đã đến! Hai ngàn đôi uyên ương đến từ ít nhất 12 quốc gia khác nhau trên thế giới đã cùng tề tựu tại Manhattan cùng với hàng ngàn bạn bè và người thân trong gia đình của họ.

Một trong số các chú rể là một công dân người Canada, 27 tuổi, tên là Gordon Neufeld, anh cũng tham gia vào Giáo hội Thống nhất từ trước đó 6 năm. Cả Neufeld và Shanker đều cảm thấy lúng túng khi được tổ chức tôn giáo này tuyển dụng.

Lúc đầu cả hai nghĩ rằng tổ chức tôn giáo của mình làm một công xã lập dị và rồi vài tuần sau đó, họ biết rằng đó là Giáo hội Thống nhất với sự điều hành của Linh mục người Hàn Quốc tên là Sun Myung Moon.

Vào thời điểm đó, Gordon Neufeld tự nhận mình là một người theo Thuyết Vô Thần. Nhưng chỉ sau 4 tuần sống trong cộng đồng, anh đã xem Sun Myung Moon là Chúa Cứu Thế và tin vào chân lý rằng nếu tất cả mọi người trên trần gian đều hướng thiện thì Thiên Đường trên mặt đất sẽ xuất hiện.

Sáu năm sau khi gia nhập vào Giáo hội Thống nhất, Gordon Neufeld đã gặp và kết thân với chị Erica Jenner, một thiếu nữ Anh, người đã bay đến Mỹ để tham gia vào đám cưới.

Hai người trải qua một buổi chiều và tối để tìm hiểu về nhau trước khi Erica Jenner bay trở về Anh. Hai thanh niên trẻ đã chờ đợi 2 năm trước khi xuất hiện trong đám cưới chính thức.

Khi cái ngày trọng đại đã đến, Manhattan tưng bừng chuẩn bị đón hàng ngàn cặp vợ chồng có mặt tại thành phố sầm uất này. Nha sĩ và thợ cắt tóc thi nhau giảm giá để thu hút các đôi uyên ương tìm tới hưởng dịch vụ, trong khi đó nhiều nhà hàng ra sức tung chiêu: “Thực đơn đặc biệt cho đôi tình nhân”.

Cả 2.000 đôi vợ chồng đều cùng mặc váy cưới màu trắng quyến rũ hoà hợp với veston xanh với cà vạt đỏ, nối đuôi nhau tiến vào vũ đài tại Vườn Quảng trường Madison.

Hai vợ chồng Linh mục Sun Myung Moon chào đón họ tại đó, Ngài vẩy nước phép lên người các đôi vợ chồng. Nói chuyện bằng tiếng Hàn, Linh mục Sun Myung Moon tuyên đọc những lời thề hôn nhân và sau đó các đôi vợ chồng sẽ lắng nghe bản dịch của nó, cô dâu và chú rể cùng đồng thanh hô vang “Đồng ý, thưa đức Cha!”

Cuối cùng, sau nhiều năm chờ đợi, Gordon Neufeld và Philip Shanker đã mãn nguyện cùng với vị hôn phu trong đám cưới của mình. “Nhưng cũng phải mất đến 40 ngày sau đám cưới, chúng tôi mới chính thức “gần gũi” nhau lần đầu tiên”, Philip Shanker thú nhận.

 

  • Nguyễn Thanh Hải (Theo BBC NEWS)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc