Mới đây, theo khảo sát của Tuổi trẻ, chỉ hơn hai tháng qua, trung tâm Trung tâm Dị ứng - miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân bị dị ứng nặng do dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng. Số ca nhập viện trong tình trạng nặng, và có nguy cơ tăng.
Theo Quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú được Bộ Y tế ban hành năm 2008 đã quy định rõ: không kê TPCN vào đơn thuốc, không kê đơn thuốc theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong đơn thuốc của người, ngoài toa thuốc trị bệnh bác sỹ kê kèm theo một loại thực phẩm chức năng.
Trên thị trường hiện nay, TPCN ngày càng trở nên nhập nhèm, gây hoang mang cho người sử dụng. (nguồn: Thể thao văn hóa) |
Đơn cử, theo nguồn Thanh Niên (25/7), bệnh nhân Bùi Thanh Phong, 51 tuổi ở Yên Bái, bị ung thư vòm họng, ngoài các tên thuốc trị bệnh, bác sĩ kê thêm thuốc “Đông Trùng Hạ Thảo 2 lọ, ngày uống 4 viên chia 2”. Theo như tờ hướng dẫn sử dụng ghi rõ loại này chỉ hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan, phổi, tim mạch không điều trị được bệnh ung thư.
Tuổi trẻ dẫn chứng trường hợp bà Đậu Thị T. (67 tuổi, Nghệ An) bị tiểu đường nhiều năm, gần đây hay đau nhức các ngón tay, bác sĩ kê toa thuốc trị bệnh kèm theo một loại thực phẩm chức năng có giá 400.000 đồng/ hộp, không hề có hướng dẫn hay vỏ hộp đi kèm.
Nghĩ thực phẩm chức năng đều là những loại thuốc có nguồn gốc thảo dược, tốt cho sức khỏe, nhưng sau khi uống thuốc ba ngày, bà T. bị dị ứng nặng. Khuôn mặt biến dạng, hai mắt đỏ ngầu khép lại không mở ra được, loét da nhiều vị trí, xuất hiện những bọng nước khổng lồ trên cơ thể.
Ngoài việc kê thêm TPCN vào đơn thuốc, tại các bệnh viện khối nhi, nội khoa... giá của TPCN trong đơn cao gấp nhiều lần giá thuốc điều trị bệnh. Thường thấy các đơn thuốc của bệnh nhi có thêm TPCN dạng si-rô bổ sung vitamin, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Như sản phẩm HP siro, một loại TPCN bổ sung vitamin B1, vitamin D và lysine, giá tới 95.000đ/chai, trong khi tương tự sản phẩm này, thị trường có loại giá chỉ 16.000đ/chai cùng dung tích.
Thêm nữa, các doanh nghiệp kinh doanh TPCN hiện nay đang có nhiều hình thức rất tinh vi. Nắm bắt được tâm lý người bệnh có thể chi một khoản tiền lớn để mua thuốc mong chữa lành bệnh, nên các doanh nghiệp này tung ra nhiều chiêu quảng cáo, lập lờ về các tính năng tác dụng của sản phẩm.
- tổng hợp)