Hài hước, nhưng là thật, bởi theo ông, “môi trường văn chương lâu nay chuyện đạo là quá nhàm, không có gì phải làm ầm ĩ. Còn có những chuyện lớn hơn, chẳng hạn, những tên tuổi lớn hơn đi đạo thơ, văn, mà cũng chẳng ai làm gì, thì chuyện người trẻ đạo thơ chỉ là chuyện nhỏ”.
Vì đâu mà nhà thơ chán nản, không còn quan tâm đến mọi chuyện như vậy? Là bởi, nhiều bài thơ của ông cũng từng bị người ta đạo lên đạo xuống, được hưởng nhuận bút ngon lành, mà có ai xử lý đâu. Bản thân ông cũng không buồn lên tiếng dù là người thiệt hại.
Nói như vậy là để báo động, chuyện đạo thơ, văn, hay rộng hơn, đạo nhạc, đang trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”.
Bài thơ “Buổi sáng” của Phan Ngọc Thường Đoan được Phú Quang phổ nhạc. Ảnh: T.L
Không khó truy bản gốc
Thế nhưng, cũng có người đặt câu hỏi, vì sao gần đây, có hai vụ tố đạo thơ liên tiếp xảy ra? Trước đó, vụ tranh chấp bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai với một tác giả vô danh chưa ngã ngũ, thì lại đến vụ tập thơ mới đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội - “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư - dính nghi án đạo thơ Phan Ngọc Thường Đoan và Du Tử Lê.
Tuy nhiên, tính chất hai vụ đạo thơ này tương đối khác nhau. Ở vụ trước, Nguyễn Phan Quế Mai là nhà thơ chuyên nghiệp, trong khi ông Ngô Xuân Phúc là một tên tuổi mới được biết đến nhờ lên tiếng đòi đứng tên chung bài thơ. Còn ở vụ sau, cả Phan Huyền Thư lẫn Phan Ngọc Thường Đoan đều là nhà thơ “chính chuyên”, điều đó cũng có nghĩa, có gì đó không bình thường diễn ra ở văn đàn. Cả hai trường hợp chỉ giống nhau ở chỗ, hai bài thơ đều từng được phổ nhạc, được nhiều người biết đến.
Nếu như ở trường hợp “Tổ quốc gọi tên mình”, Ngô Xuân Phúc không có một giấy tờ, văn bản nào chứng minh, ngoài một nhân chứng cũng không còn nhớ chính xác, thì ở trường hợp “Bạch lộ” hay “Buổi sáng”, Phan Huyền Thư cũng chưa đưa ra được văn bản hay file lưu trữ nào chứng minh bài thơ cô làm vào năm 1996, chỉ còn chờ “chứng cứ” vu vơ ở hải ngoại.
Như nhiều nhà bình luận phân tích, ở bài “Tổ quốc gọi tên”, dấu vết cá nhân rất ít, mà đậm đặc lối viết hô hào, cảm xúc chung chung, nên rất có thể, tính không chuyên nghiệp át tính chuyên nghiệp, mới gây nên sự “nhận nhầm” nói trên.
Ở trường hợp hai, bài thơ có lối viết rất chỉn chu, rất trau chuốt về hình ảnh, câu chữ, chính vì thế mà mức độ “cầm nhầm” là nặng hơn. Tuy nhiên, việc xác định ai là tác giả của bài thơ gốc không khó.
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara cũng là một trong những nạn nhân bị đạo cả tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm. Có cả tiến sĩ Tây học cũng đạo 200 trang sách nghiên cứu của ông, mà còn cao giọng đòi… kiện. Cũng có nhà văn đạo 2/3 bài viết nhận định về tình hình văn học của ông. Theo ông, để nhận biết ai đạo ai là không khó. Là bởi, có khi người đạo lấy luôn cả cái sai của tác giả vào tác phẩm của mình mà còn không biết. Thứ hai, xét bản thảo gốc, xem độ ngả màu của chất giấy là có thể biết thời gian. Hoặc có thể dựa vào file bản thảo lưu lại, hoặc đưa ra nhân chứng cụ thể, đáng tin cậy.
Lỗ hổng trong nhận thức
Vấn đề ở chỗ, lẽ ra chỉ cần lời xin lỗi, để vụ việc được gói lại, nhưng người ta chỉ loanh quanh, không thừa nhận, vô tình đẩy người khác thành nạn nhân. Một khi đã không thừa nhận, thì có nghĩa khó mà sửa lỗi.
Nhiều hội thảo gần đây gióng lên hồi chuông về tình trạng “đạo văn” ngày càng báo động. Đặc biệt, ngay từ ghế đại học, tỉ lệ sinh viên Việt Nam đạo văn đã cao ngất so với thế giới - trên 70% sinh viên đạo văn. Rồi giảng viên đại học, giáo sư, tiến sĩ cũng đạo văn, xào luận án. Đặc biệt, trong thời đại Internet, đạo văn càng phổ biến vì quá nhanh, quá dễ. Thành ra, việc đặt lại vấn đề giáo dục về quyền sở hữu trí tuệ trong nhà trường, về cách trích dẫn các nguồn tư liệu cần phải làm rõ hơn cho lớp trẻ.
Theo một nhà thơ khác, một khi người lớn tuổi, có uy tín cũng đạo văn, thơ, thì trách sao người trẻ không dẫm theo vết xe đổ? Một môi trường văn chương ô nhiễm, thì sẽ dẫn đến những hệ lụy đạo văn, thơ không cần chớp mắt. Nhưng cái hại của nó thì vô cùng lớn, ở chỗ, danh tiếng của họ bị đổ nhào ngay trong nháy mắt. Họ mất hoàn toàn chứ không nói được gì trong các vụ việc trên. “Chuyện nhỏ”, nhưng xem ra hoàn toàn không nhỏ, là vậy.
Hội Nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư
Tối 20/10, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội - cho Lao Động biết, cuối chiều cùng ngày, Ban chấp hành hội đã họp và quyết định thu hồi giải thưởng đã trao cho tập thơ “Sẹo độc lập” của nhà thơ Phan Huyền Thư. Trước đó, vào sáng 20/10, Phan Huyền Thư đã gửi một lá đơn đến Ban chấp hành hội, xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả, các phóng viên báo chí và xin trả lại giải thưởng sau nhiều tranh cãi về “nghi án” đạo thơ. Tuy nhiên, Phan Huyền Thư vẫn nói rằng mình viết bài “Bạch lộ” năm 1996 với tên ban đầu là “Độc ẩm”, rồi gửi cho một số tạp chí ở Mỹ… Ông Nguyễn Việt Chiến cho biết, Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội quyết định thu hồi giải thưởng không phải vì lá đơn xin rút của Phan Huyền Thư, mà vì trong quá trình xác minh không có bài thơ nào có nội dung như bài “Bạch lộ” mà Phan Huyền Thư nói là đã viết từ năm 1996.H.T - L.T
Vừa ân ái với chồng xong, vợ tôi lại "yêu" hiệp 2 với gã hàng xóm (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Tôi phát sợ sự tham lam, nhu cầu lớn và cả thủ đoạn tinh vi của vợ mình. Sốc là cảm giác tôi trải qua khi biết vợ thường yêu hiệp 2 với hàng xóm. |
Leo lên cửa sổ tầng 6 đòi tự tử để ép mẹ mua iPhone 6S (Xã hội) - (Phunutoday) - Để ép mẹ ruột phải mua cho mình chiếc iPhone 6S mà một thanh niên 22 tuổi đã trèo lên cửa sổ tầng 6 đòi tự tử. |
Đua nhau khỏa thân để tham gia trào lưu kỳ dị (Khám phá) - (Phunutoday) - Nhiều người đã nhiệt liệt hưởng ứng trào lưu lạ lùng đó là khỏa thân 100% và tạo hình theo kiểu gà đông lạnh. |
Những điểm khác giữa người giàu với người trung lưu, người nghèo (Xi nhan) - (Phunutoday) - Nếu bạn muốn thành công và trở lên giàu có thì bạn hãy học cách suy nghĩ, hành động của họ. |