Đây chính là liều thuốc độc gi.ết ch.ết bản thân mình, ai cũng cần sớm ngộ ra

10:30, Thứ ba 16/10/2018

( PHUNUTODAY ) - Điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, điều gì khiến bạn không thể thành công và mất đi mối quan hệ tốt đẹp với mọi người?

Câu chuyện về bà cụ hay nổi giận

Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa.

Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.

Một hôm, một người đã nói với bà : “Chùa gần đây có một vị thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”

Bà ta cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.

Khi bà ta thổ lộ tâm trạng của mình, bà ta có thái độ rất thành khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lể, chờ cho bà ấy nói hết, mới dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.

chuaadida_full_lam-the-nao-de-xoa-diu-con-tuc-gian

Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không nghe thấy lời nào.

Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói gì thì nói.

Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong thiền phòng cũng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà ta nữa, thì lúc này, phía ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn giận không ?”

Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ngươi.”

Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?” Nói xong thiền sư lại im lặng.

Sau một thời gian im lặng, thiền sư lại hỏi : “Bà còn giận không ?”

Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”

photo1512032920622-1512032920982-0-70-315-596-crop-1512034177644

“Tại sao hết giận !”

“Tôi giận thì có ích gì ? không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”

Thiền sư nói với vẻ lo lắng : “Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” Nói xong, thiền sư lại quay đi.

Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời : “Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận !”

Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoáng ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”

Sau một hồ lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không ?”

Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.

Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.

Thì ra mình không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn ? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối ?

Trong lòng không có bực tức, thì làm sao có cơn giận ?

Thật ra tức tối không những tự làm cho mình khổ đau, và những người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng. Lúc tức tối tức giận, không gì ngăn cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm mình.

” Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai “, chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sinh.

Thực ra tức giận là cảm xúc mà bất cứ ai cũng từng trải qua.

Tuy nhiên, Phật khuyên mọi người chúng ta không nên nóng giận. Phật nói : “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người”.

maxresdefault

3 bước để kiềm chế nóng giận 

1. Ngồi tĩnh tâm và thừa nhận rằng mình là một người dễ nổi nóng

Bạn hãy nhìn chung quanh và xem có ai “xấu tính” như mình hay không. Hở một chút là tức giận quát tháo. Chỉ cần một lời nói giỡn chơi, khiêu khích nhẹ hoặc góp ý là cũng khiến ta nổi xung thiên. Khi giận dữ, ta không tự chủ được lời nói và hành động. Bạn thử tưởng tượng hình ảnh mình lúc đang nổi giận như thế nào. Tôi chắc rằng đoạn “video clip” đó không hay ho gì và bạn chẳng bao giờ muốn đưa nó lên Youtube một chút nào!

2. Hiểu ra rằng tính cách nóng nảy, dễ giận dữ là một điều rất xấu và gây hại cần được loại bỏ

Vẻ mặt hung tợn, nhăng nhúm, mày cau lại và mắt phóng hỏa không thể gọi là đẹp, dễ thương hoặc dễ chịu. Bạn hãy nhớ lại những mối quan hệ cũ của mình đã bị làm hại vì những lời nói và thái độ của bạn lúc giận sôi trước đây.

Bạn cũng có thể ân hận vì những việc đáng ra không nên xảy ra: mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, với người nhà, vợ con… Những công việc làm ăn đổ bể, những giây phút cự cãi chỉ trích, những đồ vật bị phá hủy, những mối quan hệ rạn nứt đỗ vỡ…

Những cái bợp tai vợ/chồng, con cái hoặc người khác. Nếu những điều này đã chưa từng xảy ra có phải cuộc đời của bạn hạnh phúc hơn nhiều hoặc công việc của bạn đã thành công hơn hẳn hiện nay hay không?

3. Khao hát học cách kiềm chế bản thân, kiềm chế cảm xúc và không để quên mong muốn này

Bạn hãy nhớ lại ba cơn giận gần đây nhất là gì, nguyên nhân ra sao và nếu bạn không nổi giận thì sự việc đã xảy ra theo chiều hướng nào?

Bạn hãy liệt kê lại các cơn giận này:

1/ Cơn giận thứ nhất:

2/ Cơn giận thứ hai:

3/ Cơn giận thứ ba:

Bạn hãy thành thật với chính mình: những tình huống này tôi có cần thiết phải tỏ ra nóng tính như vậy hay không và nếu tôi kiềm chế bản thân tốt hơn thì điều tốt đẹp nào đã xảy ra?

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Ngọc