Để lại 3 lời trăng trối, Từ Hi "muối mặt" ngàn thu vì bị hậu thế bóc trần điều này

( PHUNUTODAY ) - Đa số hậu thế đều cho rằng 3 lời trăng trối của Từ Hi chẳng khác nào tự bôi tro trát trấu vào thể diện.

Ba di ngôn gây tranh cãi của Từ Hi Thái hậu: Bề ngoài đều vì quốc gia đại sự

Hai trong số ba di ngôn gây tranh cãi của vị Thái hậu này còn được ghi chép trong cuốn "Từ Hi ngoại truyện" do nhà báo người Anh là John Otway Percy Bland và Sir Edmund Backhouse ghi chép khi còn ở Trung Quốc.

Theo đó, Lão Phật gia trước lúc qua đời còn có lời căn dặn:

"Ta cả đời buông rèm nhiếp chính mấy lần, người không biết thì cho rằng ta tham lam quyền lực, nhưng thực tế thì thời thế khiến ta không thể không làm như vậy.

Thế nhưng từ nay về sau, phụ nữ không được phép tham dự quốc chính. Đó là làm trái với gia pháp của bổn triều, phải nghiêm ngặt hạn chế.

Việc càng cần làm nghiêm khắc hơn chính là, không cho phép thái giám được lạm quyền […]".

Xét trên một khía cạnh khách quan thì 3 di ngôn trên phần nào cũng thể hiện thái độ chuyên tâm đối với cục diện triều chính mà Từ Hi đã cất công thu xếp trước lúc ra đi.

1-15584457671092119749985

Thế nhưng nếu đối chiếu những lời ấy với các hành động mà bà làm ra lúc sinh thời, thì di chúc của Tây Thái hậu lại càng khiến bà nhận về vô số lời chỉ trích ngay cả khi đã nhắm mắt xuôi tay.

Sự thật phía sau ba lời trăng trối đầy ẩn ý của Từ Hi: Hi sinh cho Thanh triều hay chỉ nhằm vào những toan tính riêng?

Hậu thế đều biết, Quang Tự và Từ Hi cả đời tranh đấu, mối quan hệ chỉ dừng ở mức bằng mặt không bằng lòng. Tuy nhiên vì không thể đấu lại thế lực của Thái hậu, vị Hoàng đế ấy chỉ còn nước trông chờ vào thế mạnh duy nhất mà mình có – đó chính là tuổi trẻ.

Thế nhưng không ai ngờ có thể ngờ được rằng, một vị vua trẻ tuổi đương độ tráng niên cuối cùng lại đột ngột băng hà trước cả Từ Hi.

Kết quả khám nghiệm di cốt Quang Tự vào năm 2008 đã cho thấy, ông chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Dù chưa có manh mối nào khẳng định chắc chắn ai là người đứng sau việc này, nhưng Tây Thái hậu lại là nhân vật bị nghi ngờ nhiều hơn cả.

Và thực tế là cái chết của Quang Tự cũng là sự kiện dọn đường giúp Từ Hi đi nước cờ chính trị cuối cùng của cuộc đời mình. Đó là lập Phổ Nghi làm người kế vị.

Vậy tại sao Phổ Nghi lại là người được Lão Phật gia lựa chọn?

Theo lý giải của trang Sina, một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến Từ Hi chọn Phổ Nghi làm tân đế là bởi khi đó ông chỉ mới 3 tuổi, còn Tây Thái hậu vẫn đang trông chờ bệnh tình bình phục để tiếp tục buông rèm nhiếp chính.

Và nếu quả thực có được may mắn này, thì việc nắm trong tay một Hoàng đế nhỏ tuổi sẽ giúp bà dễ dàng hơn trong việc thâu tóm và thao túng quyền lực.

6-15584458925811155064552

Do đó, di ngôn truyền ngôi cho Phổ Nghi thực chất cũng thể hiện sự tham lam, toan tính của Từ Hi và càng khiến hậu thế thêm phần phẫn nộ.

Bên cạnh di chúc truyền ngôi, việc Từ Hi căn dặn không cho phép bất kỳ người phụ nữ nào được can dự triều chính. Tuy nhiên lời trăng trối ấy của bà cũng chẳng khác nào tự giáng một bạt tai vào mặt mình.

Nhan sắc của vị Thái hậu này ra sao?

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Từ Hi Thái hậu được biết tới là một trong số ít những người phụ nữ có cơ hội nắm quyền.

Bà vừa là người đã nắm quyền lèo lái "con thuyền" của vương triều Đại Thanh trong gần nửa thế kỷ, cũng là người đã biến hai vị Hoàng đế trẻ là Đồng Trị và Quang Tự trở thành những nạn nhân trong trò chơi quyền lực của mình.

Thế nhưng điều khiến nhiều người thắc mắc nằm ở chỗ, làm thế nào mà Tây Thái hậu lại có thể tung hoành ngang dọc trên đỉnh cao của tầng lớp thống trị trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ như thời bấy giờ?

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, Từ Hi không mang huyết thống cao quý, không có gia thế hiển hách, thế nhưng vị Lão Phật gia này từng sở hữu một thứ "vũ khí" chưa bao giờ lỗi thời. Đó chính là sắc đẹp.

Đa số các tranh ảnh có chân dung của Tây Thái hậu mà hậu thế thường thấy ngày nay chủ yếu được chụp hoặc vẽ vào dịp sinh nhật 70 tuổi của bà. Trong đó, Từ Hi hiện lên trong dáng vẻ của một người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt đã không còn trẻ trung, xuân sắc.

Tuy nhiên mới đây thông qua các công nghệ hiện đại, người ta đã phục dựng lại nhan sắc thời trẻ của Từ Hi nhờ vào chính những tranh ảnh chân dung của bà khi về già. Và kết quả phục dựng đã chứng minh rằng, nhan sắc thật của vị Thái hậu khét tiếng Thanh triều vốn không phải "hữu danh vô thực" như nhiều người vẫn nghĩ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link