Đền bù trao nhầm con ở nước ngoài: Choáng với con số khủng!

( PHUNUTODAY ) - Ở nhiều nước, trường hợp trao nhầm con sẽ được đền bù ở mức rất cao, thậm chí cả các thành viên trong gia đình cũng nhận được mức đền bù tương ứng.

Năm 2015, một bệnh viện tại Pháp đã phải đền bù 400.000 euro cho mỗi em bé bị hoán đổi, 300.000 euro cho ba người bố mẹ, và 60.000 euro cho ba anh chị em ruột -  sau một vụ trao nhầm trẻ sơ sinh bị phát hiện sau 20 năm.

Khi Sophie Serrano nhận lại con gái Manon sau khi bé được đưa khỏi lồng ấp vì chứng vàng da, bà có cảm giác tóc của đứa bé dường như mọc quá nhanh. Tuy nhiên, người y tá nói rằng, không cần phải lo lắng vì “đó là điều thường xảy ra dưới ánh đèn”.

Ở một phòng khác cùng bệnh viện, một bà mẹ khác cũng đang có cùng vấn đề. Mái tóc của con gái của bà, Mathilde có vẻ ngắn đi sau thời gian nằm trong lồng ấp.

Bà Sophie Serrano và ảnh chụp cùng con gái mới sinh.

Bà Sophie Serrano và ảnh chụp cùng con gái mới sinh.

Khi Manon được 18 tháng tuổi, Sophie đưa con gái chuyển ra ngoài sinh sống vì không thể chịu đựng sự ngờ vực từ chồng. Chồng của Sophie cho rằng Manon không phải là con của ông. Bà cũng sống trong sự châm chọc của hàng xóm khi họ đồn rằng Manon là “con của người đưa thư”.

3 năm sau khi sinh, Sophie nhận thấy con gái Manon có tóc xoăn, nước da ngăm - những đặc điểm mà cả bà và chồng đều không có. Nhưng bà vẫn không chút nghi ngờ và dành trọn tình yêu thương cho con gái.

Năm 2002, khi Manon lên 9 tuổi, ông Serrano ngừng chu cấp tiền nuôi dưỡng và yêu cầu xét nghiệm mối quan hệ cha con. Kết quả đã chứng minh nghi ngờ của của ông này là đúng. Ông ly dị vợ vì quả quyết rằng bà Serrano có con với người đàn ông khác.

Hai năm sau, một cuộc kiểm tra khác cho thấy bà Sophie cũng không phải là mẹ đẻ của Manon. “Bầu trời như đổ sụp xuống đầu tôi. Tôi cảm giác như đã mất đứa con mà mình nuôi nấng bấy lâu, và cũng cảm nhận sự đau đớn khủng khiếp”, người phụ nữ tâm sự.

Vào ngày định mệnh năm 1994, nữ y tá phụ trách chăm sóc ca sinh của bà Serrano đã sử dụng rượu trong ca trực, dẫn tới sai sót nghiêm trọng. “Nhiều chai rượu được nhìn thấy trong phòng hộ sinh và hóa ra mọi người đều biết cô ta đã uống rượu khi làm việc”, bà Sophie tố cáo. “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho y tá đã trao nhầm con tôi”, bà nói. 

Bà Sophie Serrano và con gái Manon Serrano sau 20 năm

Bà Sophie Serrano và con gái Manon Serrano sau 20 năm

Hơn 20 năm sau, vào một ngày đẹp trời tháng 2/2015, một tòa án đã công nhận mức bồi thường cho hai cô bé – giờ đây đã là hai người phụ nữ trẻ và các bên gia đình với tổng giá trị lên tới 1,8 triệu euro. Nhưng do sự việc đã xảy ra rất lâu nên quyết định sa thải y tá vô trách nhiệm đã mất hiệu lực. Người y tá sau đó cũng phải điều trị vì chứng trầm cảm. 

Sau khi lời cáo buộc bệnh viện trên phạm tội hình sự không được thông qua, hai gia đình đã quyết định kiện lên tòa án dân sự. Đáng chú ý, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, hai gia đình hầu như không có mối liên hệ trực tiếp nào trừ những khi cần thiết phải gặp luật sư. “Chúng tôi cố gắng để tạo nên một mối liên kết, tìm kiếm vị trí cho những người kia trong cuộc sống của mình, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra”, bà Sophie Serrano nói. “Mọi việc quá đau đớn, vì vậy chúng tôi đành phải đi trên những con đường riêng rẽ”.

Mặc dù mức bồi thường trên thấp hơn nhiều so với những gì mà các gia đình yêu cầu ban đầu (12 triệu euro), nhưng nó vẫn được coi là con số lớn bất thường đối với một tòa án Pháp.

Bệnh viện nơi vụ trao nhầm diễn ra bày tỏ sự ngạc nhiên rằng, tại sao sau từng đấy năm, các gia đình mới tìm cách đưa vụ việc ra ánh sáng. Điều này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ bà Sophie Serrano. “Nó càng làm tôi thêm giận dữ và quyết tâm khiến họ bị trừng phạt”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Nouvel Observateur. Serrano cũng chia sẻ, trong nhiều năm  bà luôn phải đối mặt với những lời xì xào rằng, Manon – với làn da ngăm  và mái tóc đen, thực ra là con gái của người đưa thư trong khu phố.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link