Đến tuổi 50 dù giàu hay nghèo cũng phải nắm chắc '2 quân bài' trong tay mới mong ấm thân đến già

09:56, Thứ bảy 08/04/2023

( PHUNUTODAY ) - Một người khi đến 50 tuổi, đi hết nửa cuộc đời cần nắm chắc những điều này trong tay để tuổi già hạnh phúc ấm êm.

Nắm chắc một khoản tiền tiết kiệm, duy trì năng lực độc lập về tài chính

Thực tế, tiết kiệm tiền là một cách thể hiện thái độ trân trọng với tiền bạc mà mình đã dành bao tâm sức để thu về. Thông qua tăng thu nhập và giảm chi tiêu, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn kìm hãm mong muốn dư thừa, hướng tới chất lượng cuộc sống cao hơn với những nhu cầu thực sự xứng đáng.

Tiêu dùng hợp lý về bản chất cũng là một cách tiết kiệm tiền. Trong xã hội vật chất ngày nay, chúng ta thường bị mua sắm quá tay. Những đợt giảm giá, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hay phương thức thanh toán quá dễ dàng cũng khiến việc mua sắm trở nên nhanh gọn hơn. Do đó, không ít người đến khi nhận hàng mới bắt đầu hối hận, không biết mình mua về để làm gì.

17

Không ít người từng gặp trường hợp đi siêu thị mua một chai dầu ăn, nhưng cuối cùng tay xách nách mang vô số thực phẩm, đồ gia dụng, vật dụng hàng ngày chưa thực sự cần dùng tới.

Tiêu dùng hợp lý cho phép chúng ta hạn chế theo đuổi vật chất quá mức, đồng thời tiết kiệm năng lượng và thời gian để làm những việc quan trọng hơn. Đây là nguyên tắc quan trọng mà những người bắt đầu bước vào giai đoạn U50 cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Tiền không phải là tất cả, nhưng thiếu tiền thì không làm được gì.

Khi chúng ta đang ở giữa ngưỡng cửa của tuổi trẻ và tuổi già, cuộc sống không có tiền trong tay thì không ngày nào thoát khỏi lo lắng, muộn phiền. Vì vậy, muốn có cuộc sống trung niên bình lặng thì một trong những việc nhất định phải làm là sở hữu một khoản tiết kiệm cho riêng mình.

Nắm chắc khoảng thời gian cô đơn

Nghe có vẻ lạ, nhưng nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer đã từng nói rằng: Một người chỉ có thể là chính mình khi cô đơn.

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta có nhiều danh phận, nhiều quyền lợi đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ phải đảm nhận hơn. Do đó, cuộc sống luôn bận rộn xoay quanh mọi người.

Khi còn nhỏ tuổi, đa số chúng ta phải tập trung học hành, kết nối mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa. Khi trưởng thành hơn, chúng ta bắt đầu quan tâm tới tương lai, tới xã hội. Làm cha làm mẹ, chúng ta chăm sóc cho con cái mình từng giây từng phút. Làm đồng nghiệp, làm cấp trên tại công ty, chúng ta cũng nặng gánh công việc, đối mặt với những rắc rối từ khách hàng.

Cuộc sống của một người trưởng thành được đặt trong khuôn khổ quy tắc ứng xử, có rất ít thời gian để được làm chính mình, được tự do “phóng túng” con người thật.

Quen với nhịp sống hối hả, bỏ quên bản tính trong một thời gian dài khiến nhiều người bất chợt trở nên hụt hẫng và lạc lõng khi bước vào tuổi trung niên. Họ không chịu nổi cảm giác cô đơn một mình, khi rảnh rỗi cũng bứt rứt không yên.

20

Thế nhưng, dù làm muộn còn hơn không làm. Thay vì cố tìm lại nhịp sống trước kia, người đã đến ngưỡng U50 nên học cách nắm bắt khoảng thời gian cô đơn một mình này.

Ở một mình không phải là cô đơn, không phải là từ chối giao tiếp, không phải là “một mình một đường”. Mà thực chất, đó là dành cho bản thân một khoảng thời gian cố định, yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ và lên kế hoạch cho tương lai.

Ở một mình thực ra là để chăm chút cho bản thân, thanh lọc tâm trí và nhìn rõ cảm xúc của chính mình. Mọi người hoàn toàn có thể nuôi dưỡng sở thích cá nhân trong khoảng thời gian này như chơi cờ, đọc sách, trồng hoa dưỡng cỏ…

Nhất định phải học cách nắm bắt thời gian cô đơn, một người mới có thể tìm thấy và chấp nhận bản thân, từ đó trở nên bình tĩnh hơn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo