Xây dựng mối quan hệ xã giao
Nhiều người cho rằng xây dựng mối quan hệ chính là nền tảng, là chìa khóa để dẫn đến thành công. Khi còn trẻ thì chúng ta bận rộn với các buổi tụ tập, ăn uống cũng nhằm mở rộng mạng lưới quan hệ, hi vọng tương lai nhận được sự giúp đỡ từ họ.
Mạng lưới quan hệ khổng lồ gồm những người chung ngành và thậm chí trái ngành quen biết nhau sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội làm việc mới.
Nhưng khi bước sang tuổi trung niên, với kinh nghiệm sống phong phú bạn sẽ nhận ra những mối quan hệ được xây dựng, duy trì dựa trên vật chất, tiền bạc là cực kỳ mong manh.
Muốn tạo dựng mối quan hệ đẹp giữa các cá nhân thì điều quan trọng là dựa vào phẩm chất của mỗi người.
Nuôi dưỡng ''tình anh em xa''
Thời đại xây dựng, phát triển kinh tế, người người rời quê hương lên thành phố lập nghiệp, anh em cũng chia đôi ngả để tìm kiếm cơ hội làm ăn.
Ngàn dặm xa trắc trở, mắt xích giữa các mối quan hệ ngày càng yếu đi. Nhưng có nhiều người không hiểu điều này, họ ngó lơ đi nỗ lực và gắn kết tình cảm của anh chị em, coi món quà đó là những thứ hiển nhiên, chẳng có ý định báo đáp.
Quan hệ anh em ruột thịt là đáng coi trọng, nhưng khi người thân không có ở đây thì bạn cần sống tốt với những người hàng xóm. Họ sẽ giúp đỡ và bao bọc cho bạn.
Hỗ trợ con cái
Không phải người cha mẹ nào cũng có bản lĩnh đứng nhìn con cái mình thất bại. Đôi khi lúc còn nhỏ thì con cái sẽ được cha mẹ hỗ trợ, thậm chí là làm giúp để tránh những sai lầm. Khi chúng ra trưởng thành thì việc quyết định hỗ trợ đến mức nào cho đứa con là chuyện rất khó với cha mẹ.
Trong khi nhiều đứa trẻ thành và có sự nghiệp tốt và trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất cho cha mẹ, xã hội. Thì có không ít hoàn cảnh ngược lại, dù con cái đã lớn mà vẫn không ngừng đòi hỏi cha mẹ, không biết ơn cũng không báo hiếu cha mẹ.
Thế nên tốt nhất là đừng dốc hết mình để hỗ trợ con cái mà nên học cách để con trưởng thành.