Đeo tai nghe khi điều khiển xe máy có bị phạt không?

22:07, Chủ nhật 02/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người khi điều khiển xe máy có thói quen nghe nhạc hoặc nghe điện thoại. Vậy hành vi này có bị phạt không?

Đeo tai nghe khi điều kiển xe máy có bị phạt không?

Câu trả lời là CÓ. Theo Điểm c Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông. Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông được xem là hành vi vi phạm. Khi tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm chỉnh.

Sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông được xem là hành vi vi phạm.

Sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông được xem là hành vi vi phạm.

Mức phạt khi đeo tai nghe điều kiển xe máy cũng được quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: Người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe môtô, xe gắn máy.

Đi xe máy đeo tai nghe một bên có bị phạt không?

Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông (trừ thiết bị trợ thính).

Như vậy, việc đeo tai nghe dù là một bên cũng được xem là hành vi sử dụng thiết bị âm thanh. Theo đó, đây là hành vi vị phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạt vi phạm hành chính theo các quy định đã phân tích nêu trên.

Đeo tai nghe khi điều khiển xe máy có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?

Cụ thể tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau về hình thức xử phạt vi phạm hành chính bổ sung:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe máy, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ôtô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh.

Không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ôtô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh.

Đeo tai nghe khi điều khiển ôtô có bị phạt không?

Trên thực tế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ôtô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Đồng nghĩa với việc sử dụng tai nghe khi điều khiển ôtô không được quy định là hành vi vi phạm pháp luật và người điều khiển sẽ không bị xử phạt.

Tuy nhiên, Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng quy định về xử phạt đối với ôtô có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt hành vi sử dụng điện thoại đối với cả người điều khiển ôtô và xe máy khi di chuyển trên đường. Tuy nhiên, hành vi cụ thể bị quy định khác nhau. Theo đó, người điều khiển xe máy khi sử dụng thiết bị âm thanh (đeo tai nghe) trừ thiết bị trợ thính sẽ bị xử phạt.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm