1. Viêm nhiễm tai
Viêm nhiễm tai là gì?
Viêm nhiễm tai là một dạng nhiễm trùng tai giữa. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.
Đây là một bệnh khó phát hiện ở trẻ
Trẻ thường mắc viêm tai giữa do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Đặc biệt, hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai, gây viêm.
Giai đoạn đầu của bệnh không rõ rệt, trẻ không sốt, không đau tai, rất ít khi có ù tai, không chảy dịch ở tai. Triệu chứng duy nhất là trẻ bị nghễnh ngãng nên các bà mẹ thường hay bỏ qua và cho rằng trẻ thiếu tập trung. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính mới có hiện tượng chảy mủ tai.
Cha mẹ cần làm gì?
Đây là lúc bố mẹ cần phát huy tác dụng của kỹ xảo trinh sát. Dấu hiệu phân biệt ra là khi trẻ đang bị cảm tai viêm nhiễm, trẻ không muốn nằm xuống (áp lực dịch thể ở tai giữa làm cho trẻ khi nằm ngửa hoặc nuốt vào thì tai rất đau).
2. Bệnh chậm phát triển
Bệnh chậm phát triển là gì?
Khi đứa trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi, có biểu hiện phát triển chậm rõ rệt ở trên mọi phương diện như cơ thể, nhận thức, hành vi, tình cảm hoạc khả năng giao lưu.
Đây là căn bệnh bố mẹ khó có thể phát hiện
Nguyên nhân là do trẻ phát triển có nhiều loại khác nhau. Có những trẻ bình thường học đi và học nói chậm hơn những đứa trẻ khác.Thông thường bác sỹ rất khó chẩn đoán ra trước khi trẻ chưa có một dấu hiệu nào đó biểu hiện quá mức. Hơn nữa, đặc điểm của bệnh này cần có thời gian lâu để quan sát những hoạt động thường ngày của đứa trẻ như nào thì mới có thể chuẩn đoán được bệnh.
Điều quan trọng là để kiểm tra được chính xác thì cần phải cho trẻ ở trong môi trường bình tĩnh và thoải mái. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra có thể trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng bất ổn, sợ sệt hoặc không có tâm trạng tiếp nhận kiểm tra toàn bộ thì kết quả kiểm tra sẽ không thể chính xác được.
Bố mẹ nên làm gì khi thấy con có biểu hiện của bệnh chậm phát triển
Bố mẹ hãy ghi chép quá trình sinh hoạt, phát triển của trẻ, qua đó bố mẹ sẽ khách quan trải nghiệm và theo sát được quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ lớn lên ổn đinh thì không có gì lo lắng, nhưng nếu phát hiện trẻ phát triển bị trì trệ, hãy lập tức tư vấn ý kiến của bác sỹ.