Điều hòa là một trong những thiết bị không thể thiếu trong những ngày nóng bức. Với khả năng tạo ra không khí mát lạnh, thiết bị này giúp giảm nhiệt độ trong không gian sống và làm giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi của người sử dụng.
Điều hòa có tác dụng chủ yếu là làm lạnh không khí, khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên, điều hòa sẽ hút không khí vào bên trong, qua các bộ lọc, bơm ra không khí mát lạnh để làm giảm nhiệt độ. Việc tạo ra không khí lạnh này không chỉ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp tăng năng suất lao động cũng như cải thiện sức khỏe.
Ngoài làm mát, thì điều hòa còn có thể làm giảm độ ẩm trong không khí, giúp khử mùi, khử bụi, cải thiện chất lượng không khí và giảm nguy cơ các bệnh về đường hô hấp. Qua đó giúp bạn có một một không gian học tập, làm việc hay giải trí trong phòng dễ chịu hơn rất nhiều đối với những ngày nóng.
Bật điều hòa ở mức nhiệt từ 27 - 29 độ
Thông thường, vào ngày hè, nhiều người có thói quen sử dụng điều hòa là hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để vừa mát nhanh, mát sâu.
Tuy nhiên, thói quen này chính là thủ phạm khiến điều hòa của gia đình bạn ngốn điện kinh khủng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc bạn tăng 1 độ điều hòa sẽ giúp tiết kiệm được tới 10% lượng điện tiêu thụ.
Các chuyên gia cũng khuyên, bạn nên điều chỉnh điều hòa ở mức 27 - 29độ C, đặt nhiệt độ càng cao thì tải lạnh giảm, thời gian chạy máy ít, hiệu suất máy cao hơn lại càng tốt ít điện năng.
Luôn để chế độ quạt gió thổi tự động
Hầu hết người Việt đều có thói quen điều chỉnh quạt gió thổi mạnh vào 1 hướng nhất định để lấy được nhiều hơi lạnh. Tuy nhiên, thực tế đây lại chính là nguyên nhân khiến điện năng tiêu tốn nhiều hơn, thậm chí còn gây hại đến sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên bạn nên bật điều hòa và để chế độ quạt gió thổi tự động. Việc để chế độ này sẽ giúp gió phân bố đều, lên xuống, trái phải đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ.
Tiến hành vệ sinh bộ lọc 2 tuần 1 lần
Có thể bạn chưa biết, việc vệ sinh bộ lọc thường xuyên sẽ giúp điều hòa hoạt động tốt, chạy bền hơn đồng thời còn tiết kiệm điện năng.
Chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh bộ lọc 2 tuần 1 lần, tối thiểu là 1 lần/tháng.
Dùng thêm quạt
Trên thực tế, việc dùng thêm quạt sẽ giúp quá trình lưu thông không khí diễn ra tốt hơn, lan tỏa khí lạnh nhiều hơn thay vì chỉ dùng điều hòa.
Do đó, đừng quên bật thêm quạt trong thời gian sử dụng điều hòa để cả nhà mát mà lại tiết kiệm điện năng nhé.
Lắp máy hút gió đúng cách
Nếu phòng bạn có lắp đặt quạt hút gió để tăng cường trao đổi không khí cho phòng hãy nhớ đặt quạt ở vị trí trên cao và không gần dàn lạnh để đảm bảo quạt không hút cả hơi lạnh ra ngoài làm máy phải tăng công suất gây tốn điện thêm vì không khí lạnh luôn chìm xuống bên dưới. Vị trí tốt nhất để đặt quạt hút gió là trên cao và đối diện dàn lạnh.
Sử dụng chế độ sleep hoặc hẹn giờ tắt máy qua đêm
Đa phần các điều hòa thế hệ mới đều được trang bị chế độ ngủ giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong đêm khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, đảm bảo người sử dụng có giấc ngủ thoải mái, dễ chịu.
Nếu điều hòa của bạn không có tính năng này, hãy tính toán và hẹn giờ tắt máy vào ban đêm để đem lại sự thoải mái trong giấc ngủ và cũng giúp tiết kiệm điện hiệu quả.
Không bật tắt điều hòa liên tục
Bạn không nên tắt máy khi cảm thấy đủ độ lạnh và bật lại máy khi thấy nóng lại vì cách này khiến máy phải khởi động lại với công suất lớn và làm lạnh lại từ đầu, khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn và dễ giảm tuổi thọ.
Đa số điều hòa sẽ hoạt động với công suất thấp khi phòng đã đạt đến nhiệt độ cài đặt nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá lạnh, bạn hãy tăng nhiệt độ lên thay vì tắt máy và bật lại từ đầu.
Tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút
30 phút là khoảng thời gian đủ để bạn vẫn cảm thấy thoải mái và nhiệt độ trong phòng chưa thay đổi quá nhiều. Vì thế, nếu không có nhu cầu sử dụng, chuẩn bị ra ngoài, hãy tắt điều hòa trước khi đi khoảng 30 phút để tận dụng tối đa khí lạnh còn lại trong phòng.