Doanh nghiệp Việt đốt tiền truy hàng Tàu nhái

15:27, Thứ hai 26/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Lợi dụng tâm lý người tiêu dùng chuộng hàng Việt Nam sản xuất và quay lưng với hàng Trung Quốc kém chất lượng, nhiều sản phẩm được “phù phép” thành hàng Việt để đánh lừa người tiêu dùng.

Lợi dụng tâm lý người tiêu dùng chuộng hàng Việt Nam sản xuất và quay lưng với hàng Trung Quốc kém chất lượng, nhiều sản phẩm được “phù phép” thành hàng Việt để đánh lừa người tiêu dùng.
[links()]
Hiện nay, nhiều mặt hàng kém chất lượng như đồ gia dụng, quần áo, chăn ga gối đệm, mỹ phẩm làm đẹp... có xuất xứ Trung Quốc được người bán gắn mác "made in Viet Nam" để đánh lừa người tiêu dùng. Thậm chí, hoa quả xuất xứ từ TQ cũng được gắn mác, rao bán là hàng Việt Nam.

Cóp nhanh

Theo ông Lê Hữu Lộc, giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhân Lộc (đơn vị sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm), cho biết khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải chịu là hàng nhái, hàng giả bán tràn lan và không ngừng gia tăng.

“Nhãn hiệu vừa được người mua chấp nhận thì hàng giả, hàng nhái xuất hiện và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Thậm chí có sản phẩm bị làm giả từ Trung Quốc nhập vào VN nên không ít người tiêu dùng nhầm lẫn”, ông Lộc bức xúc.

 Các chủng loại nhãn mác Made in Việt Nam gán vào quần áo Trung Quốc
Các chủng loại nhãn mác Made in Viet Nam gán vào quần áo Trung Quốc

Bà Đặng Quỳnh Đoan, giám đốc Công ty thời trang Việt Thy, cho biết mỗi lần tung ra một bộ sưu tập thì hàng giả, hàng nhái “cóp” đến 20-30% tổng số mẫu. Tuy nhiên, hàng dỏm khác về chất liệu và kỹ thuật may.

Theo bà Đoan, ảnh hưởng về mặt kinh doanh thực chất không nhiều nhưng về uy tín thì không thể tính hết. Đã không ít lần Việt Thy phải giải quyết những sản phẩm được người tiêu dùng mang đến không phải do công ty sản xuất, với các khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc Tổng công ty Việt Tiến, cho hay mỗi năm công ty phải chi 3-5 tỉ đồng cho công tác quảng bá, tuyên truyền về cách thức nhận dạng cửa hàng, logo, sản phẩm Việt Tiến thật...

Thậm chí lập cả “đội quân” chuyên dò la những nơi kinh doanh, các cơ sở sản xuất hàng nhái thương hiệu của Việt Tiến để thu thập chứng cứ, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Tuy nhiên, ông Kiệt cho rằng để loại bỏ hàng giả, hàng nhái “rất cần sự hợp tác của người tiêu dùng thông qua việc tìm đến những cửa hàng, đại lý chính thức của Việt Tiến”.

Kho hàng Trung Quốc đội lốt "made in Viet Nam"

Tại kho hàng của bà Mai nằm trên đường Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh) với diện tích khoảng 300m2, hàng hóa được đóng gọn ghẽ thành những thùng lớn chất cao vút. Có khoảng 20 chủng loại sản phẩm được tập kết tại đây với nguyên đai nguyên kiện từ Trung Quốc chuyển về. Chủ yếu là các sản phẩm gia dụng như: chổi lau nhà, đèn sạc, dụng cụ nhà bếp (dao, đá mài, máy xay...).

Cơ sở cung cấp hàng của bà Mai được xem là nơi cung cấp hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt lớn nhất hiện nay. Hàng được phân phối rộng khắp từ các tỉnh miền Trung trở vào phía Nam. “Hàng của chúng tôi tất cả đều nhập từ Trung Quốc.

Các sản phẩm như chổi lau nhà, máy mát-xa, đèn sạc, dao... chúng tôi “bao” nhãn mác, thương hiệu Việt. Tại đây cũng nhận dán thương hiệu Việt khác thì tùy!

Tem nhãn chổi lau nhà hiệu Vạn Gia bán cùng thùng hàng đóng sẵn tại kho hàng trên đường Nguyễn Xí, Q.Bình Thạnh
Tem nhãn chổi lau nhà hiệu Vạn Gia bán cùng thùng hàng đóng sẵn tại kho hàng trên đường Nguyễn Xí, Q.Bình Thạnh


Tuy nhiên, bà Mai cũng cảnh báo nếu dán thương hiệu khác cũng không cạnh tranh được thương hiệu của bà đang làm đâu. Chổi lau nhà Vạn Gia, máy mát-xa Đất Vàng VN, kiềng tiết kiệm gas Đại Bảo, dao thép Thái Nguyên đã có “uy tín” gần hai năm rồi!”

Tại cơ sở chuyên cung cấp hàng Trung Quốc gắn mắc hàng Việt Nam này chỉ bán sỉ không bán lẻ. Để chuyển đổi sang hàng Việt, cách thông thường khi khách mua bao nhiêu, bà Mai sẽ cung ứng lượng tem nhãn tương ứng để khách chủ động dán.

Đặc biệt, có những sản phẩm như kiềng tiết kiệm gas Đại Bảo, dao thép Thái Nguyên được in sẵn thông tin bằng tiếng Việt trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm tại Trung Quốc. Những sản phẩm khác như chổi lau nhà, đèn sạc được nhập về theo dạng “không tên tuổi” để khi chuyển đổi sang hàng Việt chỉ cần dán nhãn được bà Mai in sẵn tại VN.

Thực tế trong khoảng hai năm trở lại đây nhiều sản phẩm gia dụng nhập từ Trung Quốc bắt đầu được đầu tư nhãn mác, thương hiệu Việt để qua mặt người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thực chất sản phẩm dao chặt được quảng cáo “sản xuất từ loại thép Thái Nguyên lấy trong lòng đất sâu hàng ngàn mét” chỉ sử dụng chưa đầy ba ngày đã gỉ sét nham nhở.

Tương tự, với các sản phẩm chổi lau nhà mua tại kho hàng của đầu nậu có giá khoảng 150.000 đồng nhưng khi gắn mác Việt tên Vạn Gia được bán 280.000-300.000 đồng/cái.

Các loại kiềng tiết kiệm gas giá 22.000 đồng cũng được đẩy lên gấp đôi 40.000-50.000 đồng/cái nhờ gắn thương hiệu Đại Bảo và thổi phồng hiệu quả tiết kiệm gas 40% khi sử dụng (thực chất đây chỉ là sản phẩm kiềng để che chắn gió). Các sản phẩm máy mát-xa, đèn sạc... cũng được bán với giá gấp đôi, gấp ba khi có thương hiệu Việt.
 

  • Trần Phương (Tổng hợp)
     
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc