(Phunutoday) - Hôm nay có dịp về quê ăn giỗ, tôi giật mình khi thấy mấy cô chú nhà mình... gầy đi trông thấy. Rõ ràng là mới có mấy tháng tôi bận bịu công việc quá nên không về được, thế mà nay nhìn đã không thể tin là các cô chú gầy yếu nhanh đến vậy.
[links()]
Tôi lo lắng hỏi han thì được biết, hóa ra, mấy tháng trước, trong một lần kiểm tra sức khỏe của phường, các cô chú được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường. Đến bệnh viện khám lại thì đúng là như vậy, thế nên cả họ nhà tôi vô cùng lo lắng, vì thấy bảo bệnh này là di truyền, lại phát triển rất nhanh nếu không kiêng khem cẩn thận. Bệnh lại có thể dẫn tới tử vong.
Thế là, một mặt thì uống thuốc được kê, một mặt thì cô chú tôi kiêng ăn uống đủ kiểu, kiêng nào từ đồ ăn ngọt đến đồ ăn nhiều dầu mỡ, kiêng luôn cả hoa quả nào quá ngọt.
Để rồi kết quả là ai cũng sụt cân nhanh chóng và cảm thấy mệt mỏi vô cùng, nhưng lại cứ nghĩ rằng do bệnh tật mà mệt mỏi.
Thế là, cô chú tôi kiêng ăn uống đủ kiểu, kiêng nào từ đồ ăn ngọt đến đồ ăn nhiều dầu mỡ, kiêng luôn cả hoa quả nào quá ngọt. |
Tôi biết mọi người có ý thức kiêng khem là tốt, nhưng kiêng ở mức vừa phải và khoa học, chứ kiêng đến mức này thì đúng là... chỉ hại thân. Tôi quyết định sẽ "phổ cập" kiến thức về bệnh tiểu đường cho mọi người nhà tôi mới được.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường hay bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn mới phát, bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành... |
Để phòng bệnh tiểu đường hoặc để bệnh không phát triển quá nhanh, người chưa bị bệnh cũng như người bệnh nên chú ý hơn đến lối sống cũng như chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là một vài bí quyết giúp mọi người phòng tránh bị bệnh tiểu đường.
Duy trì trọng lượng
Theo một nghiên cứu mới trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism (Nội tiết và Trao đổi chất), tăng khối lượng cơ nạc của bạn có thể làm giảm kháng insulin và giảm tỷ lệ phát triển tiền tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, cứ mỗi 10% tăng lên trong khối lượng cơ bắp, nguy cơ tiền tiểu đường của người dân giảm 12%. Bằng cách nào để đạt được điều này? Hãy tập thể dục hàng tuần, đó là lời khuyên của Sheri Colberg-Ochs, một Tiến sĩ, Giáo sư về khoa học tập thể dục tại Đại học Old Dominion. Và mục tiêu tập thể dục ít nhất hai tiếng rưỡi một tuần sẽ rất tốt cho hoạt động tim mạch vì nó đốt glucose. Các hình thức thể dục có thể là chạy, đạp xe, bơi lội...
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, cứ mỗi 10% tăng lên trong khối lượng cơ bắp, nguy cơ tiền tiểu đường của người dân giảm 12%. |
Ngủ đủ giấc
Ngủ quá nhiều có thể là tăng mức kháng insulin của cơ thể, đặc biệt là ở những người có tính di truyền dễ mắc bệnh tiểu đường. Đại học Chicago (Mỹ) nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng những người thường xuyên ngủ ngắn ít hơn sáu giờ một đêm là những người có nguy cơ bị tiểu đường cao nhất. Vậy thì có lý do gì mà không để cho bản thân mình được ngủ ít nhất 7-8 tiếng đồng hồ vào mỗi tối nhỉ? Vừa là giúp bạn tỉnh táo, lại tốt cho sức khỏe và tránh được nguy cơ bị tiểu đường.
Bổ sung chất xơ
Các chất xơ không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp chúng ta kìm nén những khó chịu sau bữa ăn bằng cách làm chậm lại dòng chảy của glucose vào máu. Vì vậy, khi bạn khao khát một cái gì đó ngọt ngào, hãy chọn các loại trái cây giàu chất xơ như quả mâm xôi hay quả lê. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm gạo nâu vào chế độ ăn uống của mình, với số lượng hai hoặc nhiều hơn một tuần. Theo các kết quả nghiên cứu thì chế độ ăn này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 11%.
Theo các kết quả nghiên cứu thì chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 11%. |
Thư giãn
Căng thẳng mãn tính là một yếu tố được coi là nguy cơ cho nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Khi cơ thể căng thẳng, giác quan của bạn sẽ giải phóng các hormone làm tăng lượng đường trong máu. Điều này chỉ có lợi trong chớp mắt nhưng lại có hại về lâu dài. Vì vậy, để giảm nguy cơ này, nên thường xuyên luyện tập hít thở sâu, ngồi thiền, nghe nhạc êm dịu, tập yoga hoặc được massage để lấy lại tinh thần thư giãn, giúp ổn định lượng đường trong máu và tránh lượng đường trong máu tăng quá cao.
Tăng cường các Omegas
Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong thực phẩm như dầu cá (cá hồi, cá mòi) có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Điều này đương nhiên rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vậy thì còn lý do gì nữa mà chúng ta không tự cho mình được thưởng thức một bữa ăn hải sản trong một tuần.
Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong thực phẩm như dầu cá (cá hồi, cá mòi) có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. |
Bổ sung vitamin D
Vitamin D còn được gọi là "vitamin ánh nắng mặt trời". Loại vitamin này có thể là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh tiểu đường. Một đánh giá được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism phát hiện ra rằng những người mà cơ thể có hàm lượng vitamin D cao sẽ ít có khả năng để phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người thiếu vitamin D. Vậy nên, đừng quên bổ sung vitamin cho cơ thể nhé, mỗi ngày mỗi người cần bổ sung 1.000 đến 2.000 IU vitamin D thông qua các thực phẩm từ sữa, cá béo.