Đóng BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện người dân sẽ được lợi hơn?

14:15, Thứ sáu 19/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Để hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, thời gian tới, chính sách BHXH sẽ dần được thay đổi, hoàn thiện để mở rộng diện bao phủ BHXH cơ bản; linh hoạt thời gian tham gia, mở rộng đối tượng được thụ hưởng từ chính sách này.

Đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, cái nào lợi hơn?

Để tham gia BHXH bắt buộc thì bạn phải có HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên (từ 1.1.2018 thì chỉ cần có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên). Mức đóng BHXH, BHYT của cả Cty và NLĐ tổng cộng là 30,5% tiền lương ghi trong HĐLĐ. Trường hợp bạn có HĐLĐ từ đủ 12 tháng trở lên thì Cty và bạn phải tham gia thêm BHTN 2% nữa, tổng cộng các khoản BHXH, BHYT, BHTN là 32,5% mức lương ghi trong HĐLĐ.

Empty

Trong khi đó, nếu tham gia BHXH tự nguyện, thì chỉ mình bạn phải đóng hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do bạn lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Nếu tham gia BHXH bắt buộc, ngoài các chế độ hưu trí và tử tuất như BHXH tự nguyện, bạn còn được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu rơi vào các trường hợp này. Ngoài ra, nếu tham gia BHTN, khi bạn chấm dứt HĐLĐ đúng luật với Cty và đi đăng ký thất nghiệp đúng quy định, thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN).

Mức TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của BLLĐ đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.

Empty

Thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng. Ngoài ra, nếu ký HĐLĐ và tham gia BHXH bắt buộc, thì khoản tiền này sẽ được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ để khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng bạn có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân nếu tiền lương và thu nhập của bạn tại Cty ở mức chịu thuế. Dựa vào những phân tích trên, bạn có thể lựa chọn đóng BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện tuỳ theo nhu cầu của bản thân. 

Điểm khác nhau giữa “BHXH bắt buộc” và “BHXH tự nguyện”

Dưới đây, là một số tiêu chí phân biệt 02 loại bảo hiểm này:

Tiêu chí

BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện
Đối tượng tham gia

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;

– Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Các chế độ

– Ốm đau;

– Thai sản;

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Hưu trí;

– Tử tuất;

– Hưu trí

– Tử tuất

Trách nhiệm đóng

Khi tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH.

Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia tự đăng ký tham gia tại cơ quan BHXH.

Mức đóng hàng tháng

– Người lao động đóng 9% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

– Người sử dụng lao động đóng 18,5% mức lương đóng BHXH vào Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

– Người lao động đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở.

Phương thức đóng

Đóng theo một trong các phương thức sau:

– 3 tháng

– 6 tháng

– 12 tháng

– Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đóng theo một trong các phương thức sau:

– Hàng tháng

– 3 tháng

– 6 tháng

– 12 tháng

– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.

Căn cứ pháp lý

Chương III của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Chương IV của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mộc