[links()]
Thời lợn dịch lên ngôi
Lợn sữa quay, lợn mán, lợn mường, lợn cắp nách... là những món đặc sản có mặt ở hầu khắp các quán đặc sản, có tên trong các thực đơn nhà hàng hạng trung nhưng không ai dám chắc phẩm chất xứng với tên gọi hay đó chỉ là một dạng...thịt mà thôi. Rất ít người biết được, đa số những món đặc sản kể trên được chế biến từ lợn ốm hoặc lợn chết! Phóng viên Phunutoday đã thực mục sở thị nhìn những con lợn sữa, lợn quay được chế biến từ những con lợn ốm yếu, thậm chí cả lợn chết toi mà những lái lợn thu gom từ khắp tỉnh Thái Bình.
Vài năm về trước, ở vùng nông thôn nhà nhà nuôi lợn, người người nuôi lợn, nguồn thực phẩm từ thịt lợn có giả siêu rẻ. Những con lợn què quặt người ta có thể cho nhau, hoặc tự giết ăn. Thời gian gần đây, khi dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao nên nhiều người dân đành treo chuồng không nuôi lợn. Chính vì vậy, những con lợn ốm để chế biến những món đặc sản càng trở nên quý. Người ta không đem chôn hoặc thả trôi sông nữa mà họ cố gằng bán cho lái lợn cố vớt vát được đồng nào hay đồng ấy.
Lợn con vừa được giết đang chờ thui rơm |
Ở mỗi xã trong tỉnh Thái Bình luôn có một vài người chuyên săn lùng những loại lợn ốm, lợn chết như thế. Lợn ốm, lợn ngắc ngoải, lợn chết...giá cân hơi chỉ còn bằng 1/10 lợn khỏe. Khi giết ra, thịt chỉ giảm vài giá nhưng vẫn bán chạy ngoài thị trường.
Đặc điểm mua bán của những người lái lợn này không rình rang, không biển thu mua. Họ làm việc theo phương châm “thông tin di động”. Hầu hết những gia đình có trang trại hoặc nuôi lợn nhỏ lẻ đều có vài số điện thoại của những người chuyên thu mua lợn. Chỉ cần lợn có dấu hiệu ốm yếu, nhiều lần tiêm không khỏi sẽ được “alo” cho thương lái đến mua vội.
Những con lợn chết sẽ được bán vội cho những người chuyên chế biến thịt lợn giả cầy, lợn quay... đem đi đổ mối khắp nơi, thậm chí những món "đặc sản" này còn theo xe ô tô chạy sang Nam Đinh, lên tận Hà Nội, lên tận Quảng Ninh...
Đặc sản là... lợn ốm, lợn chết?
Trong vai một người muốn dẫn mối lấy hàng làm món thịt quay để chuyển ra thị trường Quảng Ninh, người bán hàng hồ hởi giới thiệu “nhà tôi vẫn chuyển lợn ra Quảng Ninh và Hà Nội để bán cho các nhà hàng, quán bia để họ làm giả cầy, lợn quay, lợn sữa đấy. Mỗi khi có người điện thoại, chỉ cần thui hàng, gói vào nilon và cho vào thùng đá gửi đi là xong”. Hàng ngày, gia đình chị còn bán ra thị trường địa phương hàng chục yến lợn thui làm giả cầy.
Đồ hành nghề chỉ là một chiếc dao nhọn, một cái chậu nhỏ để chứa tiết. Toàn bộ nội tạng lợn được làm sạch và bán với giá bèo nhất có thể.
Chú lợn ốm đang nằm run run chờ lên thớt trong chuồng chứa nhà chị G. |
Theo như những người nuôi lợn nhiều, con lợn có đặc điểm như trên bị bệnh xuất huyết não nên đầu và mắt phù sưng. Sau khi tiêm nhiều ngày không khỏi sẽ phải bán. Lợn này ăn phải sẽ có cảm giác thịt đắng. Thuốc kháng sinh tiêm lợn rất độc nên ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn.
Một cân thịt lợn đã thui rơm có giá bán lẻ 40 nghìn đồng/kg, bán buôn 30 nghìn đồng/kg. Giá còn có thể mặc cả xuống thấp hơn nữa nếu người mua buôn sành sỏi. Thậm chí, chỉ cần người mua ra giá nào cũng có hàng để đáp ứng. Tất nhiên, giá càng giảm chất lượng lợn càng kém.
Bà G phù phép biến lợn ốm thành lợn giả cày đem bán tại chợ xã Đông Tân |
Chị B, một người buôn lợn ốm tỏ ra thành thật những con lợn này không đủ biểu vào kho của nhà máy chế biến thịt xuất khẩu nên trả về bán rẻ. Nhưng đảm bảo lợn này chưa tiêm thuốc. Nếu tiêm rồi, khi chế biến người bán hàng chỉ cần nhét lá móc mật vào bụng lợn để quay thì khó có thể phân biệt được lợn ốm hay lợn khỏe.
Đối với món giả cày càng khó phát hiện mùi gây gây của lợn ốm. Người chế biến sẽ cho mắm tôm, mẻ, riềng vào để tạo ra mùi thịt chó.
Trong khi những con lợn sữa, lợn quay có giá siêu rẻ được nhiều người bán buôn ra thị trường. Nhiều người thành phố là tín đồ của những chú lợn rừng, lợn cắp nách không khỏi nghi ngờ liệu những món mình đã ăn có thực sự là lợn rừng thực hay chỉ là lợn ốm, lợn chết được phú phép thành lợn rừng, lợn cắp nách...