8 tuổi đã bị ung thư vì một thói quen rất phổ biến ở nhiều gia đình Việt và lời cảnh báo khẩn cấp

( PHUNUTODAY ) - Mới đây, tại bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội tiếp nhận thêm một trường hợp cháu bé 8 tuổi đã bị ung thư khá nặng. Thủ phạm gây ung thư dạ dày tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm ở ngay trong chính bữa cơm của gia đình.

Ngỡ ngàng thứ vi khuẩn lây từ bà nội

TS Trần Đăng Khoa – Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội cho biết, ông đã gặp bệnh nhân 8 tuổi đã bị ung thư dạ dày đây là điều cực kỳ nguy hiểm vì bệnh này thường gặp ở người trung niên.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi T.Ư cho thấy, mỗi tháng bệnh viện này tiếp nhận và điều trị cho khoảng 300 bệnh nhi bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, tình trạng trẻ em bị viêm dạ dày tiên phát do nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) là chủ yếu.

Cầm trên tay kết quả xét nghiệm của các bác sĩ về bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP trầm trọng, chị Đinh Thu Phương trú tại Sóc Sơn, Hà Nội vẫn không tin vào mắt mình.

Empty

Căn bệnh con chị mắc phải là căn bệnh mà lẽ ra ở tuổi 30 – 40 mới bị. Chị kể con hay lười ăn và kêu đau bụng nhất là lúc cháu đi học về.

Chị cho con đi siêu âm không phát hiện ra bệnh nên sau đó chị cho con đến Bệnh viện Nhi trung ương nội soi. Kết quả nội soi, bác sĩ phát hiện cháu bị viêm dạ dày ở hạ vị do vi khuẩn H.P gây nên.

Sau khi nghe bác tư vấn, chị Phương ngớ người ra vì gia đình chị vẫn sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, đặc biệt mẹ chồng chị bị đau dạ dày trước đó đã bị loét và phải điều trị lâu dài.

Empty

Chị Phương gọi điện về nhà bảo chồng xem kết quả sổ khám bệnh của mẹ, phát hiện bà cụ cũng được chẩn đoán viêm dạ dày theo vi khuẩn HP. Chị không hề hay biết đây là bệnh có thể lây qua đường ăn uống nguy hiểm như thế. Cứ nghĩ đến việc vô tình lây bệnh từ người lớn, chị Phương lại tự trách mình không tìm hiểu kỹ.

Từ nhỏ con chị lười ăn nên ở nhà với bà đôi khi bà vẫn thổi cháo, ăn thử cháo cho cháu để tránh bỏng.

Chị bảo trong thời gian tới sẽ kiểm tra sức khoẻ cả nhà xem có ai nhiễm HP nữa không để điều trị dứt điểm tránh nguy cơ gây bệnh nặng về sau.

Cùng với chị Phương, rất nhiều phụ huynh khi đến khám ở Bệnh viện Nhi trung ương ngỡ ngàng vì con còn quá bé mà đã mang căn bệnh nguy hiểm.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày

1. Các triệu chứng ở người lớn

Empty

Thường khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, người bệnh đã bị viêm, loét dạ dày tá tràng, dẫn đến các hiện tượng đau bụng, đau âm ỉ, khó chịu. Một số triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày ở người lớn mà bạn có thể gặp phải như sau:

Cảm giác đau và bỏng rát vùng bụng trên. Cơn đau tăng lên khi đói bụng. Người bệnh buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng khi thức dậy. Bệnh nhân bị chán ăn. Có dấu hiệu ợ nhiều. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu và khó chịu. Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân. Bị thiếu máu và thiếu sắt bất thường.

2. Dấu hiệu ở trẻ em

Đối với trẻ em, nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày cũng khó phát hiện và thường không có dấu hiệu đặc trưng. Vi khuẩn Hp ở trẻ em thường gây ra các bệnh về dạ dày như người lớn. Tuy nhiên trong Y khoa thế giới chưa ghi nhận vi khuẩn Hp gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em. Đây là điểm khác biệt so với người lớn khi bị nhiễm Hp. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn Hp đó là u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng...

3. Cách chống lây nhiễm vi khuẩn Hp

Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.

Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.

Kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để diệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình.

Khi trong nhà có người bị nhiễm Hp thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn