Theo Luật thế chấp nhà, đất là gì?
Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Cũng theo Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản, quyền tài sản; khi đủ điều kiện sẽ được thế chấp. Như vậy, thế chấp nhà, đất là một dạng thế chấp tài sản.
Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện của bên thế chấp phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.
Căn cứ các quy định trên, 2 trường hợp có thể mượn sổ đỏ của người khác vay thế chấp.
Cách nào để vay ngân hàng khi sổ đỏ đứng tên người đã mất?
Để được thế chấp sổ đỏ đứng tên người đã mất tại ngân hàng, các đồng thừa kế phải tiến hành phân chia di chúc. Sau đó, ngân hàng sẽ xem xét và cho thế chấp vay tiền.
Thủ tục như sau:
Thứ nhất, phân chia di sản thừa kế, gồm 2 hình thức là phân chia di sản thừa kế là theo di chúc (nếu người mất có để lại di chúc) và theo pháp luật (nếu không có di chúc, có nhưng di chúc không có hiệu lực...).
Thứ hai, thế chấp tại ngân hàng. Hồ sơ gồm, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận hộ khẩu...; giấy tờ về tài sản như: sổ đỏ, sổ hồng; phương án sử dụng vốn; giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay; các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng...
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt các khoản vay theo quy định riêng của từng ngân hàng.
Thứ nhất, hợp đồng thế chấp nhà, đất do người đứng tên giấy chứng nhận ký kết trực tiếp với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác - Thực chất đây là việc người có nhà, đất thế chấp nhà, đất của mình và khi nhận được tiền thì lấy tiền cho người nhờ đi thế chấp vay.
Thứ hai, hợp đồng thế chấp được người mượn sổ đỏ ký tên nhưng phải được người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ủy quyền bằng văn bản - Thực chất đây là thực hiện công việc được ủy quyền, hay nói cách khác là thực hiện thay người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở.