Từ phương pháp PBL (Project - based learning) và giáo dục STEAM trong giảng dạy trực tiếp...
Nắm bắt được yêu cầu của thế giới về thay đổi việc làm mới trong thời đại số hóa, FAS ứng dụng phương pháp PBL và STEAM trong giảng dạy trực tiếp cho học viên. Đây là hai phương pháp được đánh giá hiệu quả, tiên tiến nhất hiện nay, nhờ khả năng đem lại nhiều lợi ích và kỹ năng mềm cho học viên, nhằm giúp các em đi sâu khám phá bản thân, từ đó dễ dàng định hướng tương lai cho trẻ từ sớm. Các trường học và đại học lớn toàn cầu, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Canada, Úc, Singapore,... cũng đang được ứng dụng rất thành công và phổ biến hai phương pháp này.
PBL (Project - based learning) là phương pháp học qua dự án, lấy học sinh làm trung tâm, học viên sẽ chủ động đặt trọng tâm vào việc tự mình tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tế để đạt được kết quả.
Theo đó, học viên tại FAS sẽ được học theo từng dự án là những chủ đề xoay quanh đời sống, xã hội giúp cho học sinh không chỉ đạt được kiến thức và kỹ năng nền tảng, mà còn giúp phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết trong xã hội hiện đại. FAS nhấn mạnh vào quá trình các con nghiên cứu, khám phá để sáng tạo nên sản phẩm mang màu sắc, cá tính của riêng mình. Ngoài ra, giảng viên sẽ đồng hành cùng học viên trong suốt thời gian làm dự án để giúp các em nhận ra được các ưu điểm và các mặt cần cải thiện, từ đó giúp các em phát triển được năng lực của mình.
Song song đó, FAS ứng dụng triết lý giáo dục STEAM là phương pháp dạy học liên ngành kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học STEM truyền thống gồm: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học, nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống, kiến thức lý thuyết.
Mỗi buổi học tại FAS là mỗi buổi thực hành đầy thú vị, kiến thức sẽ được lồng ghép vào những hoạt động học tập đa dạng gắn liền với trải nghiệm công nghệ giúp khơi gợi năng lực tư duy logic, sáng tạo mạnh mẽ và phát triển bộ kỹ năng 4.0 thông qua các chủ đề học đa dạng để tạo nên các sản phẩm công nghệ. Trong đó phải nói đến những kỹ năng quan trọng như kỹ năng tự phân tích và tổng hợp, tư duy logic - phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
Đồng thời xuyên suốt quá trình học tại FAS, học viên được bộc lộ quan điểm cá nhân, trình bày lập trường và thể hiện quyết định của bản thân thông qua sản phẩm và thuyết trình sản phẩm của mình sau mỗi buổi học. Như vậy, học bằng trải nghiệm thực tế tại FAS không chỉ giúp trẻ khai phá và rèn luyện tư duy logic, sáng tạo, mà còn giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng mềm thành công.
Chương trình đào tạo tại FAS được mua bản quyền từ đối tác quốc tế là Tập đoàn công nghệ Aptech hướng đến đối tượng học sinh dưới 18 tuổi, gồm các khóa học Lập trình Python, Lập trình JAVA, Thiết kế đồ họa giúp phát triển kỹ năng công nghệ đồng thời phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho một công dân toàn cầu. Tất cả các khóa học tại đây đều được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với độ tuổi của từng học viên, lộ trình học gồm 4 cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt, kết thúc mỗi cấp độ, học viên được cấp chứng chỉ quốc tế Aptech Ấn Độ.
... đến phương pháp Constructivism – Kiến tạo xã hội, dựa trên nền tảng trực tuyến Edunext
Thừa hưởng thế mạnh của Tập đoàn công nghệ FPT, thay vì dùng Zoom hay Google Meet, học viên của FAS có hẳn một nền tảng học trực tuyến riêng biệt mang tên EduNext. Đây là công cụ phục vụ yêu cầu dạy và học theo phương pháp Kiến tạo xã hội do đội ngũ công nghệ FPT tạo dựng.
Kiến tạo xã hội (Social Constructivism) tại FPT Education nói chung và FAS nói riêng là phương pháp khuyến khích học viên tự học, tự nghiên cứu và thông qua đó tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Phương pháp này lấy người
học làm trung tâm của tiến trình dạy học, còn giảng viên đóng vai trò tổ chức điều khiển và kiểm soát quá trình tự học của học viên.
EduNext là tâm huyết của lãnh đạo, chuyên gia và cán bộ FPT. Chủ tịch HĐQT FPT - ông Trương Gia Bình từng nói rằng “Học thuyết kiến tạo đã làm nên tôi và FPT ngày hôm nay”, còn Chủ tịch Đại học FPT - ông Lê Trường Tùng chia sẻ “EduNext là điểm neo để chúng tôi thực hiện phương pháp Kiến tạo Xã hội ở diện rộng, đích đến là xây dựng “trường học trải nghiệm”.
Tại FAS, phương pháp EduNext được đưa vào giảng dạy trực tuyến vào tháng 11 năm 2022. Học viên chỉ cần truy cập Edunext.vn là có thể dễ dàng tương tác với thầy cô, bạn học. Ngoài sở hữu những tính năng tương tự như các nền tảng hiện có, EduNext còn tích hợp những đặc thù như: đánh giá bằng vote; chat/ video trực tiếp; chia nhóm bài tập; lưu trữ tài liệu...
Học trên nền tảng EduNext, các em học sinh của FAS vẫn giữ được tinh thần hào hứng, tương tác sôi động cùng giảng viên và hoàn thành xuất sắc các sản phẩm công nghệ ngay trong buổi học mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Đúng như kỳ vọng của ông Lê Trường Tùng, EduNext với sự kết nối của công nghệ sẽ giúp học viên của FPT Education bước ra cánh cửa thế giới, tạo cơ hội giao lưu nhiều hơn với đơn vị/ tổ chức và học sinh, sinh viên quốc tế.
Phát triển tư duy logic, sáng tạo cho trẻ bằng giáo dục trải nghiệm chính là kim chỉ nam cho sự phát triển mà FAS đang từng ngày nỗ lực để đào tạo nên những thế hệ công dân toàn cầu, có thể làm việc bất cứ đâu trên thế giới. Đây cũng chính là lời cam kết gửi đến các bậc phụ huynh đã tin tưởng đồng hành cùng FAS trên hành trình khai phá và phát triển tiềm năng sớm cho trẻ.
Tại FAS đang mở các lớp học thử MIỄN PHÍ giúp con trực tiếp trải nghiệm chương trình học bản quyền quốc tế và nhận ưu đãi 1,200,000 đồng học phí cho tất cả khóa học, Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký khóa học tại: Website: https://afterschool.fpt.edu.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/afterschool.fpt.edu.vn Chi nhánh TP HCM - Địa chỉ: 275 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, Bình Thạnh - Điện thoại: 0287 300 2241 - Email: Afterschool.HCM@fe.edu.vn Chi nhánh Hà Nội - Địa chỉ: Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm - Điện thoại: 0247 300 1422 - Email: Afterschool.HN@fe.edu.vn |