Hà Nội có đổi mới cách bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ?

06:09, Thứ tư 25/09/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trước thắc mắc của cử tri về việc nên có hai tên rõ ràng cho phiếu tín nhiệm nhưng Bí thư Phạm Quang Nghị chưa trả lời về việc này.

Báo Infonet dẫn lời Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết: "Sẽ lấy phiếu tín nhiệm chỉ với 2 mức”. Thông tin này được ông đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 24/9 ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sau khi có nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh việc lấy phiếu tín nhiệm mà Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành trong cả nước đang triển khai thực hiện.

Đánh giá việc lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian qua là một bước tiến bộ rất lớn, song cử tri Phan Văn Bằng (phường Bạch Mai) cũng cho rằng, để việc lấy phiếu tín nhiệm tăng thêm hiệu quả đề nghị lá phiếu chỉ nên quy định ở hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm.

Trước thắc mắc của cử tri về việc nên có hai tên rõ ràng cho phiếu tín nhiệm nhưng Bí thư Phạm Quang Nghị chưa trả lời về việc này.

Còn nhớ vào tháng 6/2013 vừa qua, Quốc hội cũng bỏ phiếu các thành viên của chính phủ với ba mức tín nhiệm là: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Trong khi đó mức tín nhiệm cao và tín nhiệm còn khá nhiều trùng lặp khiến nhiều cử tri không hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm chỉ ở 2 mức

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý đề xuất đã lấy phiếu tín nhiệm thì phải rõ ràng, minh bạch, đạt hiệu quả phân loại, cho nên chỉ có tín nhiệm và không tín nhiệm.

Không khó để thấy rằng, với 3 mức như hiện nay thì kết quả dứt khoát phải là: tất cả đều đạt và vượt chuẩn trung bình. Bởi vì chia 3 là cách an toàn nhất để có con số quá bán về tín nhiệm cao hoặc tín nhiệm. Tương tự như vậy, sẽ khó có ai rơi vào quá bán tín nhiệm thấp. Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, có người phiếu cao, có người phiếu tín nhiệm cao thấp hơn, nhưng tất cả đều được tín nhiệm. Người phiếu tín nhiệm cao thấp hơn cũng có nhiều cách để lý giải cho lá phiếu. Một trong những lý do khách quan là những cán bộ lãnh đạo ra quyết định điều hành trực tiếp  chịu nhiều áp lực hơn từ phía xã hội nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến uy tín cá nhân. Do vậy, sự chênh lệch lá phiếu tín nhiệm cao hơn nhau đó không có sự phân loại rõ ràng.

Nếu như lời ông Bí thư Phạm Quang Nghị nói biết đâu Hà Nội lại chọn hai mức phiếu tín nhiệm là: tín nhiệm cao, tín nhiệm thì người dân phải hiểu như thế nào về tín nhiệm và cử tri không có lựa chọn khác là nói không mà buộc phải nói có ở ngưỡng nhiều hay ít thôi.

Việc cắt giảm biểu mẫu bỏ phiếu tín nhiệm xuống còn hai lá phiếu là một việc làm có hiệu quả song phải chọn ngưỡng tín nhiệm bỏ phiếu để tránh hòa cả làng như những đợt trước chúng ta đã làm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: