Trường hợp cả 2 mẹ con đều được chẩn đoán là ung thư dạ dày chỉ vì một món ăn quen thuộc đang là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, cần phải thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày nếu không muốn mắc bệnh.
Hai mẹ con đều bị ung thư vì thường xuyên ăn cải bẹ muối
Gia đình của cô Trương có cậu con trai 9 tuổi, từ nhỏ cậu bé rất ngoan ngoan nghe lời, không những về tính cách, mà bình thường thích ăn gì, không thích ăn gì cũng đều rất giống cô Trương, điều này khiến cô Trương luôn cảm thấy cậu con trai thân thiện và quan tâm hơn so với con gái và chồng cô.
Gần đây, cô Trương bị đau dạ dày nhưng lại tự mình mua thuốc về chữa ở nhà. Cậu con trai gần đây cũng kêu bị đau dạ dày, không muốn ăn. Vì vậy, cô đã quyết định đưa cậu bé đến bệnh viện kiểm tra.
Sau khi biết kết quả, cô Trương và chồng đều ôm đầu khóc, bởi con trai của cô Trương bị ung thư dạ dày.
Câu nói "bệnh từ miệng mà ra" đúng trong rất nhiều trường hợp, tiêu biểu là trường hợp của con trai cô Trương. Bác sĩ hỏi chế độ ăn uống hàng ngày của con trai cô Trương, không có gì đặc biệt không tốt, tuy nhiên có một điểm đó là cô Trương và con trai đều thích ăn cải bẹ muối chua.
Cô Trương cảm thấy cải bẹ muối ở trên thị trường mất vệ sinh, do đó cô thường tự mình muối cải bẹ, buổi sáng ăn cháo phải ăn với cải bẹ muối, bình thường cũng xào cải bẹ với thịt để ăn, chồng cô Trương không thích ăn như vậy, cũng thường khuyên cô Trương nên ăn ít, nhưng cô Trương nói cải bẹ do chính mình muối không mặn, không quá chua, ăn nhiều cũng không có vấn đề gì.
Bây giờ con trai cô Trương bị ung thư dạ dày, có thể tai họa là do cải bẹ, cô Trương cũng thường xuyên ăn cải bẹ, do vậy chồng cô Trương cũng thúc giục cô phải đi kiểm tra ngay.
Kết quả là cô Trương cũng bị ung thư dạ dày, nhìn vợ và con trai sau khi phát hiện ung thư, chồng cô Trương ngồi sụp tại hành lang bệnh viện vừa khóc vừa nói: “Tôi đã sớm nói thứ này không thể ăn thường xuyên hàng ngày, nhưng không nghe lời tôi nói, giờ phải làm sao đây....”
Tại sao ăn cải bẹ muối chua lại bị ung thư?
Cải bẹ muối chua là một loại rau muối thông thường, có thể sử dụng như nguyên liệu kết hợp như rau xào, cũng có thể sử dụng ăn trực tiếp, đặc biệt là trong bữa sáng có thể ăn với cháo hoặc ăn với mì tôm.
Nguyên liệu của cải bẹ muối là lấy thân cây, kích cỡ như nắm tay, khi sử dụng, bình thường đều phải cắt nó ra thành từng miếng. Cải bẹ khi muối chua đủ kỹ không gây hại và là món ăn ngon.
Tuy nhiên nếu dưa cải bẹ muối chưa ngấm hay còn gọi là muối xổi thì nó còn độc hơn "thạch tín", rất dễ dẫn đến thiếu vitamin C và kết sỏi, nếu ăn trong thời gian dài, rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Bác sĩ Lưu Tư Đức, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nam Phương, Đại học Y khoa Nam Phương (Trung Quốc) chỉ ra 8 loại thực phẩm rất gây hại cho dạ dày, mọi người chú ý khi ăn.
Thực phẩm kích thích cay nóng
Ớt là một thực phẩm gia vị mà rất nhiều người không thể tách rời, đối với sức khỏe cũng có rất nhiều lợi ích. Nhưng chất trong quả ớt có thể làm tăng bài tiết axit dạ dày, kích thích niêm mạc, gây phù thũng sung huyết, thúc đẩy nhu động ruột, gây đau bụng, tiêu chảy,… và ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Vì thế nên hạn chế ăn.
Thực phẩm xông khói và chiên nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm xông khói như xúc xích và thịt xông khói có hàm lượng muối cao và có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, cũng có một số lượng lớn các chất gây ung thư như benzopyrene và hydrocacbon thơm. Các món chiên, thịt nướng cũng có chứa các chất gây ung thư như vậy, nên đều phải ăn ít hơn.
Rượu
Say rượu ngoài việc làm tổn thương gan, cũng có thể làm tổn thương dạ dày. Quan sát lâm sàng cho thấy 1/3 đến 1/2 bệnh nhân bị ung thư dạ dày có một lịch sử lâu dài về uống rượu, đặc biệt là uống rượu trắng, có một số người uống rượu liên tục trong hơn 20 năm, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Rượu có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, bởi vì niêm mạc dạ dày bị kích thích trong một thời gian dài, không ngừng trải qua tổn thương, không được sửa chữa thì sẽ dẫn đến bị viêm mãn tính, cuối cùng là nguyên nhân gốc rễ của các khối u.
Dưa muối
Dưa chua không đạt tiêu chuẩn chứa một lượng lớn nitrit, trong dạ dày dưới tác dụng của axit thích hợp hoặc của vi khuẩn có thể hợp thành chất tổng hợp nitrosamine, có thể đẫn đến ung thư. Ở Nhật Bản có tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao, chính là có liên quan đến việc dự trữ rau cải muối.
Hoa quả lạnh
Mùa hè ăn dưa hấu tất nhiên sẽ cảm thấy cơ thể được thoải mái dễ chịu, nhưng dạ dày không chịu được. Bởi hoa quả lạnh sẽ khiến dạ dày bị kích thích, dẫn đến chức năng hệ tiêu hóa bị giảm sút.
Thực phẩm ngọt và nhiều dầu mỡ
Một người trong một bữa cơm có thể ăn hết 1 cái chân giò, một chiếc bánh gato nhỏ,… những thực phẩm này nhiều đường, nhiều chất béo, lượng protein cao. Nếu ăn nhiều cũng sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chán ăn, tiêu chảy, rối loạn đường ruột và các triệu chứng khác của dạ dày.
Đồ uống lạnh
Đồ uống lạnh, kem và các thức ăn nguội có thể làm giảm nhiệt độ trong dạ dày, hơn nữa những enzym tiêu hóa muốn làm việc bình thường phải yêu cầu nhiệt độ thích hợp, do vậy điều này sẽ ảnh hưởng đến sức bài tiết axit dạ dày và vai trò của các enzym tiêu hóa.
Hải sản sống và lạnh
Hải sản có tính lạnh, căn bản sẽ làm ra tăng gánh nặng cho dạ dày, nếu bạn ăn quá nhiều, đặc biệt là ăn các đồ sashimi không qua nhiệt, hàu,… protein sẽ càng khó tiêu hóa, và rất dễ dẫn đến giảm chức năng dạ dày.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh là "thủ phạm" gây ung thư dạ dày. Do đó, để phòng ngừa ung thư thì nên bắt đầu từ những thói quen tốt hàng ngày như:
Ngoài ra còn có một và thòi quen đơn giản khác như :
+ Ăn nhiều rau quả tươi. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E, tăng cường sự hấp thu protein hợp lý, có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, phòng tránh ung thư dạ dày.
+ Có thói quen ăn uống hợp lý. Nếu ăn không đúng giờ, đúng lượng, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hay quá nóng đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày.
+ Điều trị triệt để các bệnh có thể biến chứng thành ung thư dạ dày. Viêm loét dạ dày có 5-10% nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày. Bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, thiếu máu ác tính và ung thư dạ dày cũng có mối quan hệ nhất định với nhau. Vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh trên cần thường xuyên kiểm tra và điều trị để triệt tiêu những biến chứng dẫn tới ung thư dạ dầy.
+ Hạn chế hoặc ăn ít muối. Một nghiên cứu trên 5 đàn chuột phơi nhiễm tác nhân ung thư, một nửa cho uống nước muối, một nửa cho uống nước, kết quả cho thấy số chuột được uống nước muối có tỷ lệ trung bình gần 32% mắc ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư.
+ Không ăn những thực phẩm nấm mốc. Thực phẩm mốc là do nhiễm khuẩn gây ra, trong số đó có những chân khuẩn sản sinh ra độc tố, là chất gây ung thư rất mạnh. Đồng thời, một số loại thực phẩm dưới tác dụng của nấm độc tố sản sinh ra nhiều nitrite và amin thứ cấp. Những chất này sau khi vào cơ thể trong một điều kiện nhất định có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
+ Không hút thuốc và hạn chế bia rượu. Trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng. Bên cạnh đó, việc vừa uống rượu, vừa hút thuốc, sẽ càng nguy hiểm hơn, bởi vì cồn có thể làm tăng tính thẩm thấu của niêm mạc tế bào, từ đó tăng sự hấp thụ các chất gây ung thư trong khói thuốc.
+ Không ăn hoặc hạn chế ăn các thực phẩm hun khói và dầu mỡ. Trong cá hun khói và thịt hun khói có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Trong những thực phẩm chiên rán, sấy, nướng, xào và những thực phẩm dùng dầu nóng nấu đi nấu lại nhiều lần cũng có chứa chất gây ung thư giống như vậy.