Hoang mang Việt Nam giàu hay khắc khoải sự nghèo?

07:07, Thứ ba 03/09/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thậm chí một số nơi rừng bị khai thác nặng nề để khai thác titan, dầu khí, các loại lâm, khoáng, thủy sản,… để xuất khẩu ra nước ngoài, để kiếm lợi nhuận cho chính họ trong khi nước ta phải nhập các loại hàng hóa giả từ Trung Quốc về bán cho người dân nước ta.

Trước tình trạng lũ lụt, dông bão, hạn hán xảy ra liên miên trên nước ta thì nhiều công ty, xí nghiệp vẫn thản nhiên tàn phá, khai thác một cách triệt để rừng phòng hộ, tài nguyên biển để biến những cánh rừng xanh tốt thay thế bằng những cánh rùng cao su hàng thẳng tắp, đất sạch cỏ hay những rừng keo công nghiệp, rừng điều...Thậm chí một số nơi rừng bị khai thác nặng nề để khai thác titan, dầu khí, các loại lâm, khoáng, thủy sản,… để xuất khẩu ra nước ngoài, để kiếm lợi nhuận cho chính họ trong khi nước ta phải nhập các loại hàng hóa giả từ Trung Quốc về bán cho người dân nước ta.

Gần đây, các tỉnh Tây Nguyên rừng bị tàn phá nặng nề, ở huyện Bảo Lâm của Lâm Đồng các công ty đua nhau vào xin dự án biến rừng nghèo thành dự án trồng cao su để rồi hàng trăm ha rừng gỗ quý bị đốn hạ. Ở những nơi khai thác khoáng sản thì người dân đào bới đất tìm vàng, tìm than. Bất cứ nơi đâu cũng được cấp phép khai thác khoáng sản. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo mỏ than ở nước ta sắp hết và nguy cơ chúng ta phải nhập khẩu than với lượng lớn sẽ không xa trong tương lai. Vậy trong điều kiện này, rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu của nước ta sẽ dần rơi vào dĩ vãng. Rừng hết, khoáng sản cạn, đất đai bị lũ cuốn, nước xói mòn. 

Nhắc đến câu chuyện không biết Việt Nam là một nước giàu hay một nước nghèo, từ lâu đến nay, người dân Việt vẫn quen với việc giá xăng của chúng ta cao hơn của thế giới, cao hơn Mỹ, Trung Quốc. Người dân còng lưng cõng quỹ bình ổn giá xăng dầu và mua xăng dầu với giá cao. Vậy mà, chúng ta vẫn chấp nhận chi tiêu cho mặt hàng này vào mức độ xa xỉ so với các nước khác.

Trung bình thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam là hơn 1,4 nghìn USD, là một trong những nước có mức thu nhập thấp nhất khu vực. Thậm chí, ở vùng nông thôn người nông dân còn có mức thu nhập 4 triệu đồng/năm. Nếu đem so sánh mức thu nhập của người nông dân Việt Nam so với các nước trong khu vực thì chúng ta càng xót xa hơn về bức tranh nghèo của người nông dân. Mức thu nhập này chỉ hơn tý chút mức thu nhập 20 năm trước của chúng ta. Năm 1991, mức thu nhập bình quân theo đầu người của người dân Việt Nam là 114 USD. Nhiều năm trở lại đây mức thu nhập này đã tăng đáng kể nhưng ở nông thông thì chỉ có ngày càng nghèo hơn. Trong khi đó, mức thu nhập trung bình theo đầu người ở nông thôn của Trung Quốc năm 2012 đạt 1.285 USD/năm. So với người nông dân Việt và người nông dân Trung Quốc họ có thu nhập cao hơn chúng ta cả chục lần.

Rừng Việt Nam đang bị tàn phá nặng nề

Đang nói đến giá xăng tăng, người viết lại nhớ ra Việt Nam cũng chịu chơi khi trở thành quốc gia có chi phí cho mua sắm hàng hiệu cao. Người tiêu dùng Việt rất chịu chơi và chịu chi cho những thú chơi xa xỉ. Cả thế giới chỉ có 33 chiếc xe Rolls Royce Phamton phiên bản rồng có giá khoảng 1,7 triệu USD thì Việt Nam ẵm 6 cái. Đại gia Lê Ân, Vũng Tàu chi hẳn 4 tỷ đồng mua chiếc giường quý tộc về để chăm sóc giấc ngủ của mình và muốn khẳng định với thế giới rằng người Việt cũng đứng trong hàng ngũ chịu sắm đồ hiệu.

Việt Nam tự hào là một thị trường hàng hiệu tiềm năng của các hãng thương hiệu thời trang nổi tiếng như Louis Vuiton, D&G, Gucci, Roberto Cavalli, Jean Paul Gautier, Emporio, Armani, Umberto Bilancioni, Hermes, Rolls-Royce... 

Thực tế là nước thích chơi sang, nhưng bên trong thì không hào nhoáng như nhiều người nghĩ Việt Nam. 70 % dân số Việt Nam làm nông nghiệp nhưng chưa khi nào đời sống và thu nhập của nông dân khó khăn như hiện nay khi gần như các nông sản chủ lực xuống giá sâu và kéo dài, trong khi đầu vào là vật tư nông nghiệp giá vẫn ở mức cao. 

Lúa gạo - loại nông sản chủ lực chiếm nửa GDP trong nông nghiệp và có một nửa dân số Việt Nam đang tham gia sản xuất nhưng đến thời điểm này, giá lúa đang ở trong tình trạng thê thảm nhất. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất thế giới, hệ lụy là giá bán lúa của nông dân không đủ bù chi phí, chứ chưa nói đến chuyện lãi 30% như mục tiêu Chính phủ đề ra khi tiến hành tạm trữ.  Sau hơn 20 năm xuất khẩu gạo, Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Đó là một thành tựu lớn, nhưng thu nhập của người trồng lúa thuộc diện thấp nhất xã hội.

Tài nguyên giàu có gần cạn kiệt, lúa gạo giá rẻ nhất, thu nhập chẳng cao hơn 20 năm trước là bao vậy mà Việt Nam lại nổi tiếng với độ ăn chơi vớ hàng hiệu, xe dát vàng, máy bay. Đến đây, người viết cũng tự đặt câu hỏi liệu Việt Nam là nước giàu hay nghèo?

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc