Theo chủ trương của UBND thành phố và Sở GDĐT Hà Nội, trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, bắt đầu từ sáng 6/4, các trường đã chính thức tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh và ăn bán trú.
Đây được coi là "ngày khai giảng thứ 2" của nhiều phụ huynh và học sinh bởi vì các em đã quá mong ngóng được đi học sau hơn 11 tháng ở nhà.
Giáo viên, nhà trường vui mừng khôn xiết
Một quãng thời gian quá dài học trò mới lại được nhìn thấy ngôi trường thân quen. Bởi thế mà với những cô cậu học trò tiểu học, không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu các em mới được gặp bạn bè của lớp mới, thầy cô mới. Đặc biệt, với học sinh Tiểu học đầu cấp, lần đầu tiên các em được trải nghiệm cảm giác được khoác lên vai chiếc cặp xách để đến trường với tư cách là một học sinh.
Tại điểm trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy), sáng nay thời tiết của Hà Nội vô cùng dễ chịu, trời mát mẻ nên những bước chân đến trường của các bạn học sinh lại càng náo nhiệt, phấn khởi hơn bao giờ hết.
Trường bố trí giáo viên trực ở cổng để phân luồng học sinh, đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh. Giờ vào học và giờ ra về của học sinh các lớp đều lệch giờ với nhau để tránh tụ tập, ùn tắc. Tất cả giáo viên, học sinh đều vào trường và ra về theo sơ đồ một chiều, đảm bảo quy định phòng chống dịch.
Đón học sinh trong ngày đầu tiên đi học trở lại, thầy Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống Giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy cho biết kế hoạch đón học sinh đã được nhà trường chuẩn bị rất kĩ lưỡng:
"Học sinh trở lại trường là nguyện vọng và sự háo hức của tất cả các cha mẹ học sinh cùng các thầy cô giáo. Việc học online đã kéo dài đến 7 tháng rồi nên chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo để đón tiếp từng học sinh đến trường, mọi thầy cô giáo đều được chuẩn bị và đón tiếp các con, nên các con vui vẻ lắm, sung sướng lắm. Lòng tôi cũng thấy rất vui.
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Bình Minh - Hiệu trưởng trường tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ thêm, "Trường tổ chức chia thời gian đến trường cho các em học sinh thành 2 khung giờ. Trong đó, các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 sẽ đến trường vào 7h00 sáng còn gần 200 em học sinh khối lớp 1 sẽ đến trường vào lúc 8h00 sáng. Trường cũng tổ chức một buổi đón các em học sinh lớp 1 để quen với trường lớp".
Anh Chu Toàn Thắng, Hội trưởng hội phụ huynh trường tiểu học Thăng Long cho biết: "Nhìn chung các phụ huynh đều đồng tình cho con quay trở lại trường học. Các gia đình đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị học tập cho các con đến trường. Và các con cũng phấn khởi khi được trở lại trường học. Sau khi được đón vào trường các em sẽ lên lớp học".
Có thể thấy với khoảng thời gian dài nghỉ dịch đã ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ học tập cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của các bạn học sinh. Song trong không khí hân hoan, phấn khởi được đi học trực tiếp tại trường, đã có không ít những câu chuyện dở khóc dở cười được các phụ huynh chia sẻ lại. Nhưng có thể coi đó là một kỷ niệm đáng nhớ trong quãng đời học sinh của các em.
Mẹ quên mất trường, trò không nhận mặt cô
Nhiều phụ huynh đã chia sẻ lại những câu chuyện dở khóc dở cười của mình trong ngày đầu đưa con đi học đi trở sau quãng thời gian dài nghỉ dịch.
Phụ huynh V.A.H cho biết: "Đồng phục mặc đúng một lần khai giảng online để chụp ảnh báo cáo cô chủ nhiệm, giờ mang ra cho con thử để đi học thì ngắn, chật hết rồi các bác ạ. Thấy cũng vui vì con lớn nhưng lại buồn vì lại tốn tiền mua đồng phục mới".
Phụ huynh H.P chia sẻ: "Được đi học là vui rồi các bác ạ. Phụ huynh lớp con em hôm nay đến trường mà vui như trẩy hội".
Phụ huynh N.V.T không giấu nổi tâm trạng hồi hộp, háo hức trong ngày đầu đưa con đến trường: "Cho con đi học mình cũng vui lắm nhưng sáng nay đến trường lại quên mất trường con học ở đâu. Đi lòng vòng mãi mới tìm được lớp cho con thì muộn giờ làm".
Có phụ huynh khác lại tâm sự: "Các con nghỉ dịch ở nhà lâu quá nên quên hết thầy cô, bạn bè. Con có gọi cho mình bảo mặc dù các cô đã cầm biển lớp đứng sẵn đợi ở sân trường nhưng con vẫn thấy lạ lẫm. Nhìn mãi mới nhận ra